Cây Cà Gai Leo

Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong bộ máy tiêu hóa của cơ thể, nếu gan hoạt động kém vì lý do nào đó, biểu hiện là nổi mụn nhọt trên mặt hay nặng hơn là ăn uống kém, vàng da, vàng mắt. Hãy dùng cây cà gai leo hàng ngày để cải thiện chức năng gan, tăng cường hoạt động của tế bào gan, đặc biệt vị thuốc này có thể làm âm tính virus viêm gan B,C.

I. Giới thiệu về cây Cà gai leo

Tên thường gọi: Cây cà gai leo
Tên gọi khác: Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà quánh, cà lù, gai cườm, chẻ nam…
Tên khoa học: Solanum procumbens Lour
Họ thực vật: Cây thuộc họ Cà Solanaceae
Nguồn gốc xuất xứ: Cây dã hương có nguồn gốc ở khu vực Nam Mỹ.
Nơi sống: Cây mọc  ở khắp nơi, ven bờ ruộng đất cát sỏi, vùng trung du, đồi núi thấp đến đồng bằng ven biển. 
Phân bố: Ở nước ta có một số tỉnh trồng rất nhiều như: Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An…
Tuổi thọ: Cây sống lâu năm
Thời gian nở hoa: Cây ra  hoa rải rác quanh năm nhưng nở rộ vào tháng 4 – 6
Màu sắc của hoa: Cây có hoa màu tím
Bao gồm các loại cây: Cây cà gai leo hoa tím cây cà gai leo hoa trắng
Cây cà gai leo
Cây cà gai leo hay còn gọi là Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà quánh, cà lù, gai cườm, chẻ nam…

II. Đặc điểm của cây Cà gai leo

  • Hình dáng bên ngoài: Cà gai leo thuộc dạng cây leo nhỏ, gốc cây khi già hóa gỗ, cây có thể leo tường rào hoặc bò trên mặt đất.
  • Kích thước: Dây cây dài khoảng 2 – 3m khi được chăm sóc tốt.
  • Cành: cây cà gai leo phân thành rất nhiều nhánh từ gốc ra, nhánh thấp thường bò trên mặt đất, nhánh trên ngọn thường vươn thẳng. Trên các nhánh có rất nhiều gai cong tựa như móng vuốt và có lớp lông tơ màu trắng bao phủ trên thân.
  • Lá: Lá cà gai leo mọc so le mỗi lá mọc cách nhau khoảng chừng 5 – 7cm, lá to bản rộng, mép lá xẻ thùy không đều, cả hai mặt lá đều có ít gai nhỏ chủ yếu mọc ra từ gân chính. Mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn, cuống lá ngắn và có gai.
  • Hoa: Hoa cà gai leo ra theo chùm, mỗi chùm khoảng 4 – 5 hoa. Hoa có 4 cánh nhọn màu tím, ở gốc cánh là 4 ống nhị màu vàng phình ở gốc xếp vuông góc và chụm vào nhau. Hoa ra ở kẽ lá hoặc ra ở những nốt sẹo đã rụng lá. 
  • Quả: Quả cà gai leo nhỏ, mọng, nhẵn, hình cầu, cuống dài 5cm, quả non màu xanh, khi chín chuyển màu đỏ. Trong lõi có hạt, các hạt có  hình quả thận dẹt, màu vàng nhạt.
Xem thêm:  Cây Địa Lan

III. Tác dụng của cây Cà gai leo

1. Tác dụng chữa bệnh

Theo y học cổ truyền cây cà gai leo có vị hơi the, đắng, tính ấm, có độc tính nhẹ. Các bộ phận của cây thường dùng là rễ, thân và lá rửa sạch, phơi khô hoặc sao vàng chặt ngắn 2 – 3cm. Có thể dùng bằng nhiều cách khác nhau như: Sắc uống, đun lá tươi uống, đun thành cao lỏng, cao khô, viên.

Sắc uống có tác dụng chữa cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm xoang.

Hơn nữa dùng cây cà gai leo dưới dạng cao lỏng hoặc viên có thể chữa viêm lợi, viêm quanh răng cũng rất hiệu quả.

Dùng để chữa bệnh phong thấp, viêm khớp dạng thấp, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối ở người lớn tuổi. 

Cà gai leo còn có tác dụng thanh  nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa do chức năng gan kém, hạ men gan, giải rượu, đặc biệt là chữa vàng da, vàng mắt do viêm gan virus.

Đặc biệt cây cà gai leo còn có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, làm ức chế tế bào gây ung thư đặc biệt là ung thư gan, ngăn chặn quá trình xơ gan. Hơn nữa cây cà gai leo còn là vị thuốc đặc trị bệnh viêm gan virus B,C, gan nhiễm mỡ, từ đó bảo vệ tế bào gan, làm tăng cường hoạt động của tế bào gan.

2. Tác dụng làm cảnh, trang trí

Cây cà gai leo có đặc điểm là  thân dây dài, bò cao, gai nhiều và có hai màu hoa trắng và hoa tím thích hợp trồng bờ rào để làm cảnh, trang trí cho hàng rào xung quanh nhà, xung quanh vườn cây ăn trái. Làm điểm nhấn cho khu vườn luôn xanh tươi và bắt mắt bởi màu hoa của nó. 

Xem thêm:  Cây Phù Dung

Ngoài ra, dây cà gai leo còn tận dụng để làm bờ rào thay thế cho dây thép gai giúp giảm chi phí về tiền bạc và tránh kẻ xấu xâm nhập gây hại cho người và vật hoặc cây cối bên trong hàng rào.

Tìm hiểu về cây cà gai leo
Cây cà gai leo trồng bờ rào để làm cảnh, trang trí cho hàng rào xung quanh nhà, xung quanh vườn cây ăn trái

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Cà gai leo

1. Cách trồng cây

  • Phương pháp nhân giống

Cây cà gai leo được nhân giống bằng phương pháp giâm cành hoặc gieo hạt, đối với cách gieo hạt thì hiện nay ít dùng do hạt nảy mầm kém nên chủ yếu là giâm cành vì cây bén rễ nhanh và rất dễ sống.

  • Thời vụ và mật độ trồng

Ở mỗi vùng miền nên chọn lịch trồng cây cho phù hợp, miền Bắc nên trồng vào mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, trồng cây thời điểm này sẽ sinh trưởng tốt nhất.  Miền Nam nên trồng vào mùa mưa để không bị nắng chiếu mạnh cây phát triển tốt hơn. Trồng cây cà gai leo với mật độ sau: Hàng cách hàng là 80 – 100cm, cây cách cây cũng là 100cm để dây không leo chồng lên nhau. 

  • Chọn giống

Chọn dây bánh tẻ hoặc dây già đều được, cắt thành nhiều đoạn ngắn khoảng 30cm, để hai đầu đoạn cắt khô tránh vi khuẩn xâm nhập vào hai mấu cắt. Để đảm bảo ra rễ hoàn toàn nên trước khi trồng nhúng vào phân bón siêu rễ để kích thích ra rễ nhiều.

  • Đất trồng và cách trồng cây

Sau khi đã chọn  được giống xong ta chuẩn bị khâu đất trồng. Cây cà gai leo không kén chọn đất nên có thể trồng cả đất ruộng và đất đồi khô đều được, nếu là đất ruộng ẩm nên làm luống cao khoảng 30cm và rãnh thoát nước cẩn thận. Phát dọn sạch cỏ dại, cày bừa nhỏ tơi đất. Sau đó cày rạch luống sâu khoảng 20cm, lót phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh đảo đều với đất rồi cắm cành giống thẳng hoặc nghiêng tùy thích. Dùng cào kéo đất lấp mỏng và nén nhẹ xung quanh  cây giống. Lưu ý là nên tưới cây luôn sau khi trồng, tránh héo cây giống.

2. Cách chăm sóc cây

  • Tưới nước
Xem thêm:  Các loại cây thường trồng trong Trường học có thể bạn chưa biết

Sau khi trồng cần tưới đủ nước cho cây nhất là ngày nắng gắt và mùa  hanh khô, tưới ít nhất 1 lần/ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, khi trời râm mát không nên tưới.

Sau khi trồng khoảng 10 ngày, pha thuốc Vua ra rễ tưới vào gốc tưới ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau 5 – 10 ngày để rễ ra đều và nhanh hơn.

Cây cần cung cấp nhiều nước trong thời điểm ra hoa và đậu quả, quả đang lớn, lúc này nên tưới vòi tóe nhỏ tránh làm hại hoa sẽ kém đậu quả.

  • Phân bón

Khi cây ra lớp chồi mầm đầu tiên tưới phân bón lá để lá hấp thụ dinh dưỡng nhanh hơn, các đợt chồi tiếp theo nên tưới phân bón rễ. Khi cây bắt đầu ra hoa nên dùng phân lân hữu cơ, khi đã đậu quả nên dùng thêm các loại phân bón chứa nhiều vi lượng và khoáng để cây đủ dinh dưỡng nuôi hoa và quả. Các loại phân có thể dùng như: Ogen, DAP, Nitex, Nông gia..

  • Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình

Cà gai leo nếu được chăm sóc tốt chỉ sau 4 tháng là cây ra hoa để thu hoạch làm thuốc nam nên để tuổi thọ cây khoảng một năm mới thu hoạch, lúc này cây mới có đủ giá trị dược liệu tốt nhất.

Thời điểm này cây đã to, nhánh dài cần phải cắt tỉa những nhánh tăm, kém  chất lượng, tỉa bỏ lá gốc vàng úa để thoáng cây tránh sâu bệnh xâm nhập.

Cần làm giàn thấp để dây bò tránh dây bò chồng chéo lên nhau gây khó khăn khi cắt tỉa hoặc khi thu hoạch.

  • Phòng trừ sâu bệnh 

Cây cà gai leo là cây dược liệu nên hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây hại đến người dùng thuốc. Nếu có sâu nên dùng cách thủ công để bắt sâu, bắt sâu chủ yếu vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối thời điểm này sâu hoạt động mạnh nhất.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết về tác dụng, cách trồng và chăm sóc cây. Việc trồng và chăm sóc cũng khá dễ dàng có thể trồng ở mọi nơi và cây cũng dễ sử dụng nên bạn hãy trồng cây cà gai leo để dùng mỗi khi cần thiết nhé.

5/5 - (5 bình chọn)
Về Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.

Viết một bình luận