Cây Vòi Voi

Đặc điểm dễ nhận biết cây vòi voi là ở phần chóp của vòi hoa thường cong lại rất giống chiếc vòi của con voi bởi lẽ đó mà tên gọi của cây được ra đời. Cây được dùng phổ biến để làm thuốc ở nhiều nước châu Á. Song đây cũng là vị thuốc khá độc đối với con người nên cần phải cẩn thận khi pha chế, gia giảm thuốc sao cho hợp lý. Cùng tìm hiểu về cây sau đây nhé.

Cây vòi voi
Cây Vòi Voi còn có tên gọi khác là Dền voi, Cẩu vĩ trùng, Đại vĩ đạo, Nam độc hoạt

I. Tổng quan về cây Vòi Voi

  • Tên thường gọi: Cây vòi voi
  • Tên gọi khác: Dền voi, Cẩu vĩ trùng, Đại vĩ đạo, Nam độc hoạt
  • Tên khoa học: Heliotropium indicum L.
  • Tên tiếng anh: Indian Heliotrope, Indian Turnsol.
  • Họ thực vật:  Họ Vòi voi (Boraginaceae)
  • Nơi sống: Cây thường mọc hoang ở bãi đất trống, ven đường, ruộng nương bỏ hoang, đồi núi thấp và những nơi  đất màu mỡ nhiều đạm..
  • Tuổi thọ: Là cây ngắn ngày tuổi thọ khoảng 1 – 2 năm.
  • Phân bố:  Cây mọc rải rác từ Bắc vào Nam và một số nước thuộc châu Á như:  Lào, Campuchia, Philippin, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ… 

II. Đặc điểm của cây Vòi Voi

  • Hình dáng bên ngoài: Cây Vòi Voi là loại cây thân thảo mềm, ít cành nhánh, thân thẳng màu xanh lục, bên trong thân rỗng, bên ngoài có nhiều lông bao phủ trên thân và cành gây nhặm ngứa. 
  • Kích thước: Cây chỉ cao từ 20 – 40cm, cây được chăm sóc tốt có thể cao hơn từ 50 – 70cm.
  • Lá: Lá cây vòi voi hình trứng, chóp nhọn, phần đầu gần cuống thu tròn lại, cuống dài từ 3 – 5cm, mép lá uốn lượn không đều. Lá màu xanh đậm sần sùi, nhăn nheo, cả hai mặt lá đều có nhiều lông bao phủ. 
  • Hoa: Vòi hoa mọc ra từ kẽ lá và đầu cành, phần cuối vòi cong xoắn lại, trên vòi có rất nhiều nụ hoa so le được xếp thành hai hàng. Hoa khi mới nở màu trắng rồi chuyển màu tím nhạt không có cuống, 
  • Quả: Khi hoa tàn hình thành quả vòi voi, gồm 4 quả bế, có dạng hình tháp, mặt ngoài có 2-3 đường lồi, dài khoảng 3,5 mm, đỉnh của các đường lồi này dính vào nhau. Hạt hình thận, màu nâu.
Tìm hiểu về cây vòi voi
Cây Vòi Voi là loại cây thân thảo mềm, ít cành nhánh, thân thẳng màu xanh lục

III. Tác dụng của cây Vòi voi

1. Thành phần hóa học

Khi chiết xuất thành phần của cây vòi voi  thấy sự có mặt của các thành phần hóa học như sau: có indixin và indixin-N-oxyd là hai chất có tác dụng ức chế khối u. Bên cạnh đó cũng có sự góp mặt của Heliotrin là một alkaloid pyrolizidin có độc tính gây ung thư.

Xem thêm:  Cây Cà Phê

Ngoài ra còn chứa các alkaloid: lycopsamine, indicinin, acetyl indixin… Trong lá, cụm hoa của cây vòi voi có chứa spermin, putrescin, homospermidine,… Các alkaloid pyrolizidin này gây độc tính ở các tạng như Gan, Phổi và các mô lân cận trên người, và vật nuôi (cả gia súc, gia cầm) có nguy cơ gây ung thư rất cao.

Độc tính cao là vậy, nhưng khi dùng vị thuốc này để rửa vết thương hở lại có hiệu quả rất tốt.

2. Công dụng của cây Vòi Voi

Theo đông y, cây vòi voi có vị đắng, hơi cay, tính mát và có mùi hăng khi vò nát lá cây. Dân gian cho rằng, đây là cây chữa bách bệnh do đó mà người dân dùng toàn cây vòi voi với bất cứ bệnh gì.

Họ đã dùng cây vòi voi để làm thuốc chữa phong tê thấp có đau ở các khớp đầu gối, viêm tấy, mụn nhọt, viêm loét vòm họng, bong tróc, mẩn ngứa da, bong gân, tụ huyết, bầm dập sưng đau do chấn thương, áp xe do tiêm bắp, có nơi còn dùng làm thuốc điều kinh. 

Kết quả sau khi dùng thuốc cho thấy đáp ứng rất tốt với thuốc nhưng cũng xảy ra một số trường hợp ngộ độc như:  sảy thai do dùng quá liều, gây độc trên gan, đau bụng âm ỉ kéo dài và tiêu chảy. 

Lưu ý: Có thể dùng cây vòi voi được bằng đường uống nhưng không uống quá 5g thuốc khô sắc uống  trong 1 ngày,  phụ nữ mang thai và cho con bú tuyệt đối không dùng.

Tác dụng của cây Vòi Voi
Độc tính của Vòi Voi có khả năng gây ung thư, nhưng khi dùng để rửa vết thương hở lại có hiệu quả rất tốt.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Vòi voi.

1. Cách trồng cây

Cây vòi voi là cây mọc hoang nên rất dễ trồng, chỉ cần quả già khô rụng gặp độ ẩm thích hợp là hạt sẽ tự nảy mầm và phát triển thành cây mới. Loài này thường mọc thành đám rộng do hạt có kích thước nhỏ, nhẹ dễ phát tán nhờ gió.

Xem thêm:  Các loại cây thường trồng trong Trường học có thể bạn chưa biết

Cách trồng cây vòi voi rất đơn giản, bạn có thể bắt gặp cây khi đi vào rừng rồi nhổ cây non hoặc có thể bẻ vòi hoa đã già quả có màu đen đem về gieo. Gieo vào nơi ẩm mát rồi dùng vật che nắng cho ẩm để hạt nhanh nảy mầm.

2. Cách chăm sóc 

Vòi voi là loại cây có độc tính cao nên chỉ trồng làm dược liệu trong các cơ sở bào chế thuốc Nam, còn với các hộ gia đình không nên trồng. 

Hàng ngày tưới nước cho luống gieo và cây trồng càng ẩm càng nhanh phát triển.

Bón phân dạng lỏng  khi cây vòi voi bắt đầu bén rễ, bón nhắc lại sau 7-10 ngày để cây hồi phục nhanh nhất. 

Khi cây bắt đầu ra mầm, bón thêm phân NPK Văn Điển hoặc Đầu Trâu… để kích thích sự sinh trưởng cho cây.

Hàng năm có thể bón thêm phân chuồng hoai mục một hoặc hai lần cho cây vòi voi để tăng lượng mùn trong đất và làm chất lượng dược liệu tăng lên.

Kiểm soát sâu bệnh, không để lan ra diện rộng tránh dùng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo an toàn vệ sinh cho nguồn dược liệu.

Cây vòi voi rất ít khi bị sâu bệnh ăn hại bởi bản chất cây đã có độ tính nên khá dễ chăm sóc. Vì đây là cây trồng ngắn ngày nên phải chăm sóc tốt mới nhanh cho thu hoạch vào cuối năm vào mùa khô đúng lúc giá trị dược liệu cao nhất. 

5/5 - (2 bình chọn)
Về Kim Khiêm

Là một người làm nông nghiệp từ khi còn nhỏ và có niềm đam mê với trồng trọt, chăn nuôi, thú cưng...Mình mong muốn mang đến cho bạn nội dung hữu ích có tính thực tiễn nhất.

Viết một bình luận