Cây trúc mây là loài cây bụi sống rất dẻo dai có nguồn gốc từ châu á khi du nhập vào nước ta được gọi với nhiều cái tên như là cây mật cật, hèo quạt…Cây có ý nghĩa tốt đẹp và nhiều tác dụng hữu ích nên đã được người chơi cây cảnh chọn làm cây trang trí nội thất cũng như ngoại thất cho nhà ở và nơi làm việc.
Cây Trúc Mây
I. Tổng quan về cây trúc mây

II. Đặc điểm của cây trúc mây
- Hình dáng bên ngoài: Cây trúc mây là loài cây bụi mọc thưa, thân cây thường nhẵn phân thành nhiều đốt rất đều đặn do các bẹ lá già rụng đi rồi để lại sẹo.
- Kích thước: Cây cao khoảng 100 – 200cm, xung quanh gốc có nhiều rễ phụ chồi lên khỏi mặt đất.
- Lá: Lá trúc mây thuộc dạng lá kép chân vịt, mỗi nhánh chia làm 5 – 10 lá nhỏ màu xanh lục. Lá mềm, cuống lá thường nhẵn, mỏng, dài hơn phiến lá đôi chút.
- Hoa: Hoa trúc mây là hoa đơn tính có màu vàng mọc ra từ giữa những nhánh lá hoặc ngọn cây.
- Quả: Trúc mây có hình cầu nhẵn nhưng hơi nhọn bên trong chứa 1 nhân cứng.
III. Công dụng và ý nghĩa cây trúc cây
1. Ý nghĩa của cây
Cây Trúc mây thường mọc theo khóm, mỗi khóm có nhiều lứa tuổi cây khác nhau. Do đó cây trúc mây mang ý nghĩa đặc biệt, điều đó thể hiện sự đoàn kết, gắn bó bền chặt giữa các thế hệ trong gia đình với nhau.
Cây trúc mây có thể trồng ở trước cửa nhà hoặc đặt chậu cây ở phòng khách, để khi mỗi các thành viên trong gia đình nhìn vào đều cảm thấy ấm áp, hạnh phúc.
2. Tác dụng của cây
Cây trúc mây có màu lá xanh bóng và sắc hoa vàng rất tao nhã và bắt mắt nên thường dùng để trang trí ngoại thất hoặc nội thất nhà ở, khách sạn, công ty, các tòa cao ốc…
Cây trúc mây trang trí nội thất còn có tác dụng làm giảm nguy cơ gây ung thư rất tốt, vì cây có khả năng lọc bụi bẩn, khí độc hại cho hệ hô hấp như khí Amoniac và Formaldehyde..
Ngoài ra, có thể dùng cây trúc mây để làm quà tặng cho đối tác với mong muốn cho sự hợp tác bền chặt tương trợ lẫn nhau, hòa thuận là đòn bẩy cho cả hai công ty cùng thăng tiến.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây
Có thể nhân giống cây trúc mây bằng cách giâm cành hoặc tách bụi
1. Cách trồng cây
Đất trồng: Cây trúc mây không kén chọn đất chỉ cần đất không bị nhiễm độc thuốc diệt cỏ là được, để cây sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất nên lựa chọn loại đất thích hợp nhất. Có thể dùng đất đỏ hoặc đất nâu đen để trồng.
Đất trồng được trộn sẵn với phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ trước khi trồng hoặc ươm hạt khoảng 1 tuần để ải đất, có thể cho thêm xơ dừa nghiền nhỏ hoặc chấu để làm tăng độ tơi xốp cho đất.
Cách trồng:
- Đối với ươm hạt: Hạt trước khi ươm phải được xử lý bằng cách cho ngâm dung dịch kích mầm khoảng 2 giờ rồi vớt ráo và cho vào ủ bằng vải mềm, phải được ủ ấm khi trời lạnh và thoáng mát khi nắng nóng. Sau 2 ngày hạt nứt nanh là đem gieo vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn, mỗi bầu nên gieo 2 hạt.
- Đối với tách bụi: Chọn cây mẹ khỏe mạnh, dáng thẳng, không sâu bệnh rồi nhổ cây mẹ và cây con sau đó tách cây con để lại bộ rễ đem trồng vào bầu đất đã chuẩn bị. Vùi chặt đất sau khi trồng tránh bị lật nghiêng cây. Khi cây sinh trưởng khỏe mạnh có thể chuyển vào chậu cảnh để trưng bày.
2. Cách chăm sóc cây
Sau khi ươm hạt hoặc trồng xong nên tưới nước ngay để giữ ẩm đất. Giai đoạn cây còn nhỏ phải che chắn nắng, che mưa hợp lý, mưa to quá cũng làm dập thối cây non.
Cây Trúc mây không cần quá nhiều nước chỉ nên tưới 2-3 lần 1 tuần là cây sinh trưởng tốt. Tần suất và lượng nước tưới phải phù hợp với độ tuổi của cây, không tưới quá nhiều nước cùng 1 lúc khiến cây bị thối rễ.
Cần đặt chậu cây trúc mây ở gần cửa sổ có nhiều ánh sáng giúp cây quang hợp tốt hơn. Nếu mưa kéo dài có thể thắp đèn led để chiếu sáng cho cây đến khi có nắng trở lại nên mang cây ra đón nắng tự nhiên.
Dùng các loại phân bón thường cho cây cảnh, có thể dùng N-P-K (10-5-5) để bón cây, bón ít một cho cây sinh trưởng từ từ, bón nhiều quá sẽ gây ngộ độc phân bón, hậu quả là chết cây. Ngoài phân lân ra có thể bón thêm phân vi sinh cho cây cứng cáp hơn, nên bón phân 2 – 3 lần trên 1 năm.
Cây trúc mây thường ít sâu bệnh gây hại, vì là cây nội thất nên tránh dùng các thuốc bảo vệ thực vật để tránh gây độc hại cho con người. Có chăng cũng chỉ là loại sâu ăn lá thông thường, loại này chỉ nên dùng biện pháp thủ công là bắt sâu hàng ngày tránh sâu sinh sản hàng loạt.
Sau 8 – 12 tháng nên thay đất cho chậu cây để tránh đất hết dinh dưỡng làm cho cây cằn cỗi.
Trên đây là những thông tin rất đầy đủ về cây trúc mây, cây rất dễ trồng và chăm sóc, cũng không có nhu cầu quá khắt khe về đất, phân và nước. Nên bạn hãy sắm ngay cho mình chậu cây trúc mây nhé.