Sầu riêng là loại cây ăn trái có múi được canh tác chủ yếu ở khu vực phía Nam, là loại quả rất giàu dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể để hoạt động trong suốt ngày dài. Tuy nhiên, phải biết sử dụng đúng cách loại trái cây này nếu không sẽ để lại hậu quả khó lường. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về cây và cách chăm sóc để cho năng suất cao nhé.
I. Tổng quan về cây Sầu Riêng
- Tên thường gọi: Cây sầu riêng
- Tên khoa học: Durio zibethinus L.
- Tên tiếng anh: Durian
- Họ thực vật: Cây sầu riêng thuộc họ Gạo (Bombacaceae)
- Phân bố: Sầu riêng được trồng rất nhiều ở hầu hết các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á như: Thái lan, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunây, Philipin và một số đảo của nước Úc, Mỹ..
- Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á
- Tuổi thọ: Cây có tuổi thọ trung bình khoảng 15 – 20 năm nếu biết cách chăm sóc
- Màu sắc của hoa: Hoa sầu riêng màu trắng sữa hơi ngả vàng.
- Thời gian nở hoa: Từ tháng 12 đến tháng giêng âm lịch
- Gồm các loại cây: Trước đây chỉ có hai loại là Sầu riêng đường (thị màu vàng) và sầu riêng mỡ (thịt màu trắng). Ngày nay đã nhân ra rất nhiều lại giống có thể kể đến như: sầu riêng Monthong (sầu thái) và sầu riêng Ri 6 được canh tác chủ yếu hiện nay.
II. Đặc điểm của cây Sầu Riêng
- Hình dáng bên ngoài: Sầu riêng là cây thân gỗ cao, to, thẳng đứng, phân cành nhiều, cành ngang, to, cứng chắc. Tán rộng xum xuê tạo bóng rất tốt
- Kích thước:. Cây già tuổi có độ cao trung bình từ 20 – 25m hoặc cao hơn từ 30 – 40m đối với giống cũ.
- Lá: Lá sầu riêng là dạng lá đơn, mọc so le, mép nguyên, hình elíp thuôn dài, chóp nhọn, lá màu xanh đậm, nhẵn và dày.
- Hoa: Hoa sầu riêng mọc thành chùm ở trên thân, cành to từ gốc lên đến ngọn. Mỗi chùm từ 10 – 20 bông, mỗi bông có 5 cánh hoa màu trắng sữa hoặc hơi ngả vàng.
- Quả: Quả sầu riêng nhìn bề ngoài giống quả mít nhưng gai lại dài và to hơn. Quả có hình tròn hay hình trứng, vỏ cứng, trên mặt vỏ có rất nhiều gai nhọn, cân nặng trung bình từ 2 – 3 kg.
Bên trong lõi có 5 ngăn, mỗi ngăn có 3-5 hạt, xung quanh hạt là lớp cùi thịt màu trắng khi chín màu vàng, rất nặng mùi nếu không ngửi quen, nếu quen mùi rồi thì rất thơm. Phần cùi thịt này chứa rất nhiều Calo năng lượng nhưng cũng không nên ăn quá no và không nên ăn cùng với rượu bia, cà phê và sữa.
III. Tác dụng của cây Sầu riêng
1. Giá trị dinh dưỡng
Sầu Riêng là loại trái cây hội tụ rất nhiều thành phần dinh dưỡng, cụ thể có các thành phần như sau: Protein, lipid, glucid, tryptophan, các chất khoáng vi lượng: Canxi, photpho, sắt, Kali, muối và các vitamin: thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), acid ascorbic ©.
2. Tác dụng chính của trái Sầu Riêng
- Tăng sức đề kháng, tăng trương lực cơ do chứa acid amin tryptophan.
- Tạo ra cảm giác thư thái, giảm lo âu, mất ngủ, chán nản do có chứa Vitamin B6 có tác dụng truyền dẫn thần kinh.
- Tăng cường phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy.
- Duy trì sự chắc khỏe của xương, khớp, răng, lợi và điều hòa hoạt động của tuyến giáp do chứa nhiều Canxi.
- Làm nhuận tràng, giảm chứng táo bón do có nhiều chất xơ.
- Cải thiện sức khỏe cho làn da.
- Ngoài ra, sầu riêng còn có tác dụng chữa bệnh đường sinh dục ở nam và nữ.
3. Công dụng trong y học cổ truyền
Bộ phận dùng làm thuốc chữa bệnh của trái sầu riêng là vỏ, sau khi ăn người ta lấy vỏ rửa sạch, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô để dùng.
Theo Đông y, vỏ quả sầu riêng có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ khí, hành khí, chữa đầy bụng, khó tiêu, cảm ho do hàn.
Rễ và lá còn được dùng làm thuốc chữa các chứng đau, sốt, vàng da do gan.
Ngoài ra, sầu riêng còn có công dụng bổ thận, tráng dương, chữa di tinh, chức năng sinh dục kém. Ở nữ giới, chữa kinh nguyệt không đều.
4. Tác dụng khác
Hạt sầu riêng phơi khô, luộc chín rồi rang thơm lên là món ăn vặt rất bùi và ngon.
Thịt sầu riêng là nguyên liệu để sản xuất kẹo, bánh, mứt…. Cho hương vị thơm ngon và rất béo ngậy.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Sầu riêng
1. Cách trồng
- Nhân giống
Sầu riêng được nhân giống bằng cách ươm hạt, ghép và chiết cành, trong đó ghép được sử dụng nhiều nhất.
- Chọn giống
Chọn hạt giống sầu riêng chắc mẩy, không mốc thối để ươm lấy gốc ghép, khi cây cao kích thước khoảng 100cm là ghép được.
Đối với cách chiết cành, nên chọn cành bánh tẻ hoặc già kích thước tầm ngón tay cáo của người trưởng thành hoặc to hơn một chút để khoang cành. Để khô vết khoanh khoảng 1 – 2 ngày rồi tiến hành bọc bầu, bầu có thể là đất đỏ, bùn ao khô hoặc đất pha cát sạch trộn với rơm đã băm nhỏ để bọc bầu. Sau khoảng 30 – 45 ngày là bắt đầu ra rễ, khi rễ dài và khỏe mạnh là có thể cắt cành đem ươm hoặc trồng ngay xuống đất mới.
Đối với cách ghép cành, thì dùng gốc ghép đã ươm bằng hạt trước đó, cắt phần thân ngọn để cao khoảng 30cm rồi ghép với nhiều cách khác nhau như: ghép nêm, ghép chữ T…
Nếu muốn mua thẳng cây giống, hiện nay có nhiều giống sầu riêng như: sầu riêng Monthong, sầu riêng RI6, sầu riêng Dona, sầu riêng ruột đỏ.. Nên chọn giống Monthong và Ri6 để trồng bởi có nhiều ưu điểm nổi trội hơn các giống khác.
- Đất trồng
Cây sầu riêng thích hợp trồng trên đất pha cát, đất đỏ Bazan, đất thịt. Chất đất khác cây vẫn sống được nhưng chất lượng quả không tốt và tuổi thọ kém.
Hố trồng cây sầu riêng phải đúng quy cách, khoảng cách 60 x 60 x 60 cm, đất phải tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và có độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,5. Nên dùng phân chuồng ủ hoai để bón lót cho hố khoảng 1kg phân cho 1 hố, và cộng thêm phân vi sinh rồi đảo đều phân , đất khoảng 10 – 15 ngày trước khi trồng.
- Cách trồng cây
Xé vỏ bầu rồi đưa cây xuống hố trồng, lấp đất, nén chặt phần đất xung quanh bầu nhưng không nén sát vào gốc cây. Tưới nước cho cây đủ ẩm, dùng cọc cắm cố định cây không bị đổ ngã.
Sử dụng lưới che bớt ánh sáng mặt trời cho cây sầu riêng non, khi hết nắng gỡ bỏ lưới, hôm sau nắng tiếp tục che chắn lại. Đến khi cây non hồi phục hoàn toàn có thể bỏ lưới che.
2. Cách chăm sóc cây sầu riêng
- Tưới nước
Tưới nước ngay sau khi vừa mới trồng xong, duy trì tưới đến khi cây sầu riêng non hồi phục hoàn toàn và ra chồi mới. Thời tiết nắng gắt hoặc quá hanh khô thì tưới 2 lần mỗi ngày nên tưới ướt thân và lá vào lúc sáng sớm và tối mát để tránh mất nước ở cây.
Mùa khô hạn, cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây sầu riêng, mùa mưa cần khơi rãnh thoát nước đảm bảo không bị úng.
- Tỉa cành
Tỉa cành vừa để tạo dáng lại vừa giúp cho cây được thoáng sạch sâu bệnh. Cắt tỉa những cành lá bị sâu bệnh, không nhận đủ ánh sáng, cành tăm không có khả năng nuôi quả. Chỉ để lại những cành chính để giảm gánh nặng cho cây.
Khi cây sầu riêng trưởng thành, đốn tỉa bớt các cành cấp 1 để tiện cho việc làm cỏ, bón phân. Khi tỉa nên phân tầng cho cây, mỗi tầng có khoảng 3 – 5 cành cấp 1, mỗi tầng cách nhau từ 40 – 60cm. Các cành cấp 2, 3 trở lên nếu dày đặc nên tỉa bớt.
- Bón phân
Loại phân tốt nhất cho các loại cây trồng có múi là phân chuồng hữu cơ đã qua ủ hoai. Nhà vườn cũng có thể tự mua các loại phân bò, trâu, dê, gà để tự ủ. Nguyên liệu ủ gồm: Nấm Trichoderma và phân vi sinh dạng bột.
Cách làm như sau: Nếu ủ khoảng 1 tấn phân chuồng thì dùng 200 – 400kg phân vi sinh và 10kg Trichoderma ủ kín trong bạt để khoảng 6 tháng rồi đánh đống cho nguội bớt mới bón cho cây sầu riêng. Cây sầu riêng nhỏ bón từ 5 – 10 kg phân, cây trưởng thành bón từ 10 – 20kg bón ít nhất hai lần một năm.
Ngoài phân chuồng ra, phân lân NPK, phân vi lượng cũng được dùng khá nhiều, khi bón phải có mưa hoặc không phải tưới đẫm đất rồi mới bón. Nếu phân không tan hết có thể tưới lại bằng nước để rễ hấp hấp thụ hết.
Bón phân cho sầu riêng không nên bón nhiều quá cho một lần mà phải bón nhiều lần, mỗi lần khoảng 1 – 2 kg cho mỗi cây trưởng thành. Cây nhỏ tuổi, bón từ ít đến nhiều, khi bón phải lấp đất vùi hết phân, có thể dùng phân Đầu trâu, Nitex, Bình điền…
Ngoài các loại phân bón gốc có thể dùng thêm các chế phẩm sinh học phun tưới cho cây sầu riêng thêm xanh tốt, đề kháng mạnh, giảm sâu bệnh, chống chịu hạn, mặn, phèn tốt và cho năng suất cao như: AH, Humic, Kali Nitrat KNO3…
- Phòng trừ sâu bệnh
Cây sầu riêng thường rất nhiều loại bệnh hại cây, sau đây là một số bệnh thường gặp chủ yếu là do nấm gây ra:
Bệnh thán thư
Bệnh thối trái
Bệnh nứt thân xì mủ
Bệnh cháy lá
Bệnh đốm rong
Bệnh nấm hồng
Bệnh vàng lá
Bệnh đốm mắt cua
Cách phòng trừ:
– Tiến hành cắt tỉa cành, lá, hoa, quả nhiễm bệnh đem tiêu hủy, tránh lây lan ra diện rộng.
– Sử dụng Siêu Đồng phun ướt lên thân lá cây sầu riêng, sau 5 ngày phun nhắc lại. Phun Anvil Syngenta để làm sạch khuẩn và tăng sức đề kháng cho cây ngay sau đó 2 – 3 ngày.
Sầu riêng là trái cây giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên lại rất ít người biết cách sử dụng sao cho đúng cách. Khi ăn loại trái cây này không nên kèm với rượu, bia, nước giải khát có ga, sữa, cà phê…để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.