Cây May Mắn

Nghe đến cái tên may mắn là đủ hiểu được ý nghĩa mà cây mang lại, tuy dáng cây mảnh mai nhưng lại chứa đựng sức sống phi thường. Bởi thế mà cây luôn chiếm vị trí hàng đầu trong lòng những người yêu mến cây cảnh.

I. Tổng quan về cây may mắn

  • Tên thường gọi: Cây May mắn
  • Tên gọi khác: Cây tài lộc, cỏ may mắn, chậu may mắn..
  • Tên khoa học: Hylocereus
  • Tuổi thọ: Tuổi thọ của cây thường ngắn 
  • Họ thực vật: Cây may mắn thuộc họ xương rồng
  • Nơi sống: Cây mọc tự nhiên ở vùng nắng nóng khắc nghiệt như: sa mạc, ven đường..
  • Xuất xứ: Cây có nguồn gốc từ châu Mỹ
  • Phân bố: Trên thế giới, cây có mặt ở châu Phi, Ấn Độ và khu vực Trung Đông. Ở nước ta, cây được trồng rộng rãi trên toàn quốc
  • Phân loại:  Cây may mắn được chia làm 3 loại cây  

II. Đặc điểm của cây may mắn

  • Hình dáng bên ngoài: Cây may mắn mọc tự nhiên là cây thân thảo không đứng thẳng như cây khác cùng họ mà bò dài ra mặt đất, không có cành, hoa và quả. 
  • Tận dụng đặc điểm này người ta có thể dùng kỹ thuật  ghép giá sắt hoặc nhựa thành nhiều hình dáng khác nhau như: cây may mắn hình trái tim, hình cầu, hình con vật, hình các loại quả hoặc trồng phối kết hợp với cây tài lộc để cây bò leo lên giá.  
  • Kích thước: Chiều dài của cây mọc tự nhiên khoảng 2 – 5m tùy vào chất đất  đủ dinh dưỡng hay không. Đối với cây ghép, tạo dáng để làm cảnh chỉ cao chừng 15 – 20cm
  • Lá: Lá cây may mắn thường nhỏ giống hình lá xoan sáng bóng, mọc sát chi chít vào nhau, màu xanh đậm hoặc xanh  nhạt  còn phụ thuộc vào vị trí đủ hay thiếu ánh sáng và dinh dưỡng.
Xem thêm:  Cây Dạ Lan Hương

III. Công dụng và ý nghĩa

Ngay từ cái tên gọi may mắn đã nói lên tất cả, khi chưng cây trong nhà sẽ luôn mang lại  cảm giác bình yên, gặp nhiều may mắn, hạnh phúc và tài lộc đến cho gia chủ. Mỗi khi ngắm cây cũng cảm thấy tinh thần thoải mái, thư giãn, tinh thông, sáng suốt  và làm được nhiều điều có ý nghĩa hơn.

Chính những ý nghĩa đó mà cây luôn là lựa chọn hàng đầu không chỉ cho giới văn phòng mà còn là của tất cả những người yêu mến loài cây này. 

Cây may mắn chưng được ở nhiều vị trí khác nhau như: phòng khách, phòng ngủ, bếp ăn, bàn học, bàn làm việc, cạnh cử sổ, hành lang hay trước cửa nhà… Để đón những điều may mắn và tài tài lộc vào nhà. 

Bên cạnh đó, chưng cây may mắn trong nhà cũng góp phần làm cho bầu không khí trong nhà luôn trong lành  và mát mẻ, tốt cho những người bị bệnh ở đường hô hấp. 

IV. Cách trồng và chăm sóc

Cây may mắn nằm trong top cây cảnh văn phòng nên rất ưa bóng, dễ chăm sóc, sống tốt ở trong môi trường có máy lạnh và ít ánh sáng. Lưu ý, thỉnh thoảng đem cây ra tắm nắng để cây cứng cáp và lá cây được tươi tắn bóng đẹp hơn.

  • Nhiệt độ

Cây sinh trưởng ở nhiệt độ thích hợp là từ 10 – 35 độ C, trên mức này sẽ làm cây bị héo và cháy lá, dưới mức này sẽ làm cây ngừng sinh trưởng. 

  • Nước
Xem thêm:  Mùa Sầu Riêng vào tháng mấy? Cách nhận biết để thu hoạch

Nếu đặt cây may mắn trong môi trường máy lạnh thì mỗi tuần chỉ cần tưới 1 – 2 lần, nếu đạt cây ở cạnh cử sổ hoặc hiên nhà có ánh sáng mặt trời thì tưới 2 ngày một lần. Hạn chế tưới nhiều lần và tưới quá nhiều nước vì cây sẽ bị thối rễ nhanh.  

  • Đất

Cây may mắn có nguồn gốc sống ở môi trường cát nên dù dùng loại đất gì thì cũng nên trộn với cát để trồng. Đất phải tơi xốp + cát mùn phù sa + Trấu mục hoặc mùn dừa đã ủ ải, đảo đều với nhau rồi đóng chậu thủy tinh hoặc chậu sứ.

Khi trồng nên cắt dây cây may mắn ra  làm nhiều đoạn ngắn rồi đặt nằm dây xuống mặt đất, vùi đất mỏng để mầm rễ mọc ra từ các kẽ lá. 

  • Bệnh thường gặp ở cây may mắn

Cũng như nhiều loại cây xanh khác, cây may mắn cũng bị bệnh vàng lá thối rễ là do tưới nhiều nước mà không cho cây ra tắm nắng. Bệnh này cũng dễ xử lý, chỉ cần mang chậu cây ra nắng, thay đất và bón thêm phân bón rễ để kích thích ra rễ non, khi lớp rễ này phát triển mạnh hút đủ dinh dưỡng cây sẽ xanh trở lại.

Thường xuyên vạch các kẽ lá ra kiểm tra nếu có sâu ăn lá nên dùng nhíp gắp sâu tránh để sinh sản nhiều, nếu không kiểm soát được sâu cũng không nên dùng thuốc sâu vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi hít phải.

Xem thêm:  Cây Chổi Xuể (Chổi Sể)

Cây may mắn là cây có hình dáng nhỏ gọn trang trí được nhiều nơi, giá cả hợp lý hơn nữa cây còn mang ý nghĩa tốt đẹp đến với chủ nhân. Nếu đam mê cây cảnh hãy chọn cây may mắn làm bạn đồng hành nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Về Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.

Viết một bình luận