Cây Mai Chiếu Thủy

Một tác phẩm mai chiếu thủy bonsai đẹp có giá trị lên đến hàng tỷ đồng, nhưng vẫn có nhiều người sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn đó để mua được cây. Bởi đây là loại cây mang lại nhiều điều tốt lành cho họ.

I. Giới thiệu về cây Mai chiếu thủy

  • Tên thường gọi: Cây mai chiếu thủy
  • Tên gọi khác: Cây mai chấn thủy, mai trúc thủy
  • Tên khoa học: Wrightia religiosa Hook.f
  • Họ thực vật: Cây thuộc họ Trúc Đào (Apocynaceae) 
  • Tuổi thọ: Sống lâu năm
  • Nguồn gốc xuất xứ: Cây mai chiếu thủy có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á
  • Phân bố: Cây được trồng rải rác khắp đất nước nhưng nhiều nhất là ở khu vực miền Nam nước ta. 
  • Màu sắc của hoa: Cây nở hoa màu trắng
  • Thời gian nở hoa: Cây thường ra hoa quanh năm
  • Gồm các loại cây: Cây mai chiếu thủy được phân chia thành 3 loại dựa vào kích thước lá: 
    • Mai chiếu thủy lá lớn
    • Mai chiếu thủy lá trung: gồm các cây Thanh mai, Đuôi chồn, Lá tứ…
    • Mai chiếu thủy lá nhỏ: gồm các cây Kim giòn, kim thanh mai (thích hợp nhất để chơi bonsai), kim lá tứ xù…cành cây thường giòn nên khó uốn nhưng lại ra nhiều hoa.
Cây mai chiếu thủy
Cây được trồng rải rác khắp đất nước nhưng nhiều nhất là ở khu vực miền Nam nước ta.

II. Đặc điểm của cây Mai chiếu thủy

  • Hình dáng bên ngoài: Cây mai chiếu thủy là cây thân gỗ vỏ màu xám trắng xù xì, có nhiều cành nhánh nhỏ.
  • Kích thước: Cây bonsai có 3 kích cỡ đó là mai chiếu thủy  bonsai mini, bonsai cỡ trung và cỡ lớn cây cao trung bình từ 0,5 – 2m.
  • Lá: Lá mai chiếu thủy có hình trái xoan thuôn hoặc hình mũi mác, chóp nhọn, cuống lá rất ngắn đôi khi không có cuống. Hai mặt lá lại khác màu, mặt trên màu xanh đậm hoặc xanh nhạt hơi ngả vàng, mặt dưới màu trắng bạc. 
  • Hoa: Hoa mai chiếu thủy thường ra theo cụm dạng xim thưa thớt, hoa có 5 cánh nhỏ màu trắng giống hoa mai, mùi rất thơm cùng mọc trên một cuống dài buông chúc xuống đất nên gọi tên cây là mai chiếu thổ hoặc chiếu thủy. 
  • Cành: Cành cây mai chiếu thủy nhỏ mềm màu đen hoặc xám trắng, đa số là loại cành giòn riêng giống kim thanh mai cành dẻo, dễ uốn nên được trồng làm cây bonsai rất ưng mắt.
  • Quả: Quả mai chiếu thủy thường ra theo đôi chủ yếu là một đôi màu xanh nhỏ, cứng và dài buông xuống đất,  hạt trong quả có nhiều lông mềm.
Xem thêm:  Cây Cà Gai Leo

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Mai chiếu thủy

1. Ý nghĩa phong thủy

Hoa và quả của cây mai chiếu thủy thường buông trúc xuống đất tức là hướng thủy và thổ do đó, cây mang hàm ý tượng trưng cho sự bền vững mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ. Chưng cây trong khuôn viên nhà còn có tác dụng trấn trạch, giữ cho long mạch luôn an yên và mát mẻ.  

2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Cây mai chiếu thủy bonsai có nhiều kích cỡ cây nên có thể chưng được cả nội thất và ngoại thất. Nếu chưng nội thất nên chọn cây mini để bàn nước, bàn làm việc, còn cây tầm trung thì chưng ở phòng khách, quầy lễ tân… Và cây cỡ lớn trang trí ngoại thất như: sân nhà, sảnh lớn hay khu trung tâm hội nghị…

 Cây mai chiếu thủy thường được các nghệ nhân cắt tỉa tạo hình rất đẹp, ngoài việc trang trí làm cảnh ra còn mang lại lợi ích về kinh tế rất lớn bởi một cây bonsai cổ thụ và dáng uy nghiêm có giá đến gần tỷ đồng.

Tìm hiểu về cây mai chiếu thủy
Chưng cây trong khuôn viên nhà còn có tác dụng trấn trạch, giữ cho long mạch luôn an yên và mát mẻ.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Mai chiếu thủy

1. Cách trồng cây

  • Điều kiện sống 

Mai chiếu thủy là cây sống lâu năm nên thích nghi tốt với mọi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, từ khô hạn kéo dài cho đến ngập úng thậm chí phát triển tốt trong bóng râm. Chính những ưu điểm đó đã tạo cho cây có  sức hút người chơi rất mạnh mẽ, người chơi cũng có thể chưng cây ở mọi nơi mà không lo sinh trưởng kém.

  • Đất trồng
Xem thêm:  Các loại Cây Cảnh Chống Muỗi Hiệu Quả nên trồng trong nhà, văn phòng

Cây mai chiếu thủy thường được trồng chậu làm cây bonsai nên đất trồng cũng phải đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng thì cây mới có thể sinh trưởng tốt.

Dụng cụ trồng có thể là khay chậu bằng nhựa, bằng bê tông…dùng khay chậu phải phù hợp với kích thước của cây sẽ rất hài hòa và đẹp mắt.

Đất trồng cây mai chiếu thủy bao gồm các hỗn hợp sau:  đất thịt pha cát hoặc pha sét + trấu mục + phân chuồng ủ hoai khoảng 4 – 6 tháng hoặc có thể dùng đất vi sinh mua sẵn. Đảo đều hỗn hợp này rồi phơi khô mới đóng chậu trồng.

  • Kỹ thuật trồng 

Nếu trồng cây mai chiếu thủy làm bonsai thì nên chọn cây mọc từ hạt có dáng tự nhiên sẽ dễ uốn nắn, tạo thế hơn. 

Chọn chậu có kích thước nhỏ, đào hố nhỏ phù hợp với kích thước bầu cây. Chọn những cây mai chiếu thủy gieo hạt có kiểu thế đẹp, xé túi bầu , đặt cây theo phương thẳng đứng rồi lấp đất trên mặt bầu không quá 3cm để cây không bị nghẹt rễ. 

Sau khi trồng nên cố định cây bằng cọc tre để tránh ngã đổ khi gió bão.

2. Cách chăm sóc

Chăm sóc cây mai chiếu thủy thường thì không quá khó nhưng để chăm sóc và cắt tỉa tạo thế cho cây bonsai thì không dễ dàng gì, nó đòi hỏi người chơi phải có kinh nghiệm lâu năm và có nhiều ý tưởng độc đáo mới tạo được thế cho cây. 

  • Nước tưới

 Nên dùng nước sạch  như nước giếng, nước mưa, nước máy để tưới cho cây mai chiếu thủy, không nên dùng nước đã qua sử dụng có thể nước đã bị nhiễm vi khuẩn hoặc tạp chất làm lây bệnh cho cây. 

Nên tưới mỗi ngày hai lần vào lúc sáng và tối để tránh bốc hơi nước nhanh khi nắng gắt và hanh khô, tưới nhiều hơn khi cây đang nảy chồi và chuẩn bị ra hoa.

  • Phân bón 

Hầu hết các loại cây ăn quả hay cây cảnh đều nên bón bằng phân hữu cơ và phân vi sinh giúp cải tạo đất và tăng độ tơi xốp đất. Có thể dùng phân chuồng hoai mục (phân gà, phân bò, phân dê), bón bột đậu tương (đậu nành) để bón cho cây rồi những ngày sau đó chỉ cần  tưới nước. 

Xem thêm:  Cây Chuối Tiêu

Bón phân vào các thời kỳ như sau: sau khi cắt tỉa, chuẩn bị ra lộc non và ra hoa. Trước khi bón phân nên tưới nước trước cho ẩm đất để tăng quá trình hấp thu phân bón. 

  • Phòng trừ sâu bệnh 

Bất cứ cây trồng nào cũng có sâu bệnh hại cây, nếu được chăm sóc tốt  cây rất ít sâu bệnh bởi có sức đề kháng cao. Cây mai chiếu thủy cũng vậy, hầu như không có bệnh hại nguy hiểm chỉ có một số ít sâu hại lá khi cây ra chồi non. Loại sâu này thường rất dễ diệt chỉ cần theo dõi sát và bắt tận gốc không cho sâu sinh sản nhanh. 

  • Kỹ thuật cắt tỉa 

Cây mai chiếu thủy có ưu điểm là thân, gốc to nhiều gân guốc nên thích hợp trồng làm cây bonsai. Tuy nhiên việc uốn nắn, cắt tỉa không phải là chuyện dễ, nó đòi hỏi người chơi phải kinh nghiệm, kiên trì và ý tưởng độc đáo mới có thể tạo được thế cây theo ý muốn.

Trước hết phải xác định được dáng cần tạo cho cây mai chiếu thủy để có phương án uốn nắn cho phù hợp. Có rất nhiều dáng như: dáng thác đổ, dáng bonsai ngược, dáng hình tròn, hình con vật, hình tháp….

Để tạo hình, dáng đẹp cho cây mai chiếu thủy không thể thiếu những dụng cụ cần thiết như sau: dây nilon, dao, kéo, dây sắt nhỏ để uốn cành vào phom mà người chơi mong muốn sau đó cắt tỉa lá để tạo hình. 

Cây mai chiếu thủy bonsai không chỉ là thú chơi tao nhã của tầng lớp thượng lưu mà cây còn là món hàng hóa trao đổi đem lại lợi nhuận rất cao. Do đó, ngày càng có nhiều người theo đuổi công việc này nhằm thỏa mãn lòng đam mê của mình.

5/5 - (2 bình chọn)
Về Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.

Viết một bình luận