Cây Lồng Đèn

Cây lồng đèn thuộc loại cây thân thảo, được sử dụng như một vị thuốc nam có tác dụng tốt trong việc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Bên cạnh đó, chúng còn trở thành đặc sản vùng quê đối với nhiều nơi khi có thể dùng để nấu ăn.

I. Giới thiệu về cây Lồng Đèn

Tên thường gọi: Cây Lồng Đèn
Tên gọi khác: Cây tầm bóp, thù lù cạnh, thù lù, bùm bụp, bôm bốp…
Phân bố: Mọc nhiều ở dưới ruộng cạn nước
Thời gian nở hoa: Cây ra hoa kết quả quanh năm
Màu sắc của hoa: Tràng hoa có màu vàng tươi hoặc trắng nhạt
Cây lồng đèn
Cây lồng đèn mọc nhiều ở dưới ruộng cạn nước

II. Đặc điểm của cây Lồng Đèn

  • Kích thước: Cây khi đủ lớn có chiều cao trung bình khoảng từ 50 – 90cm.
  • Thân: Thân cây tròn với đường kính từ 1 – 2cm và phân ra nhiều cành nhánh.
  • Lá: Lá cây lồng đèn mang hình bầu dục dài, mọc so le với nhau và chiều dài lá khoảng 15 – 30mm.
  • Hoa: Cây lồng đèn có hoa thường mọc từ nách lá một cách đơn lẻ với cuống mỏng. Mỗi bông hoa đều có đài hình chuông, có lông và đi cùng với đó là những tràng hoa có màu trắng, vàng tươi hay điểm chút tím ở gốc hoa.
  • Quả: Quả của cây lồng đèn thuộc dạng quả mọng, nhẵn và có hình tròn. Quả có màu xanh khi còn non và dần chuyển sang màu đỏ lúc đã chín. Bên ngoài mỗi quả có đài bao trùm như những chiếc túi và khi bạn bóp vỡ quả sẽ tạo ra những tiếng bốp.
  • Hạt: Mỗi quả bên trong đều chứa rất nhiều hạt nhỏ, mang hình thận và có vị chua ngọt nếu ăn khi hạt đã chín.
Xem thêm:  Hoa Lan Kiếm Xanh Huế

III. Tác dụng của cây Lồng Đèn

1. Tác dụng chữa bệnh

Ở các làng quê, cây lồng đèn được coi là loại thuốc dân gian khá phổ biến và khá đỗi quen thuộc bởi chúng mọc hoang rất nhiều. Cây có khả năng thanh nhiệt và giúp tiêu đờm. 

Bên cạnh đó, cây còn được người dân dùng để trị hiệu quả nhiều bệnh khác và được coi là một vị thuốc nam.

2. Tác dụng khác

Một điểm đặc biệt mà ít ai biết được về cây lồng đèn, đó là quả của chúng ăn có vị giống quả cà chua, chua ngọt khá dễ ăn và còn bổ dưỡng. 

Bên cạnh đó. cả lá và ngọn của loại cây này cũng được nhiều người dân dùng để ăn và chế biến ra nhiều món như một loại rau. Chính vì thế mà chúng còn trở thành những món ăn đặc sản.

Tìm hiểu về cây lồng đèn
Cây lồng đèn có khả năng thanh nhiệt và giúp tiêu đờm.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Lồng Đèn

1. Xử lý hạt giống

Bạn cần tiến hành ngâm hạt giống trong nước ấm từ 2 – 4h trước khi trồng cây để hạt hút nước.

Tiếp đó, bạn gieo hạt giống đã qua xử lý vào trong giá thể chuẩn bị sẵn. Cần tưới nước và che chắn thật tốt để không làm thoát hơi ẩm ra bên ngoài quá nhiều. Sau khoảng 7 – 14 ngày thì hạt sẽ bắt đầu nảy mầm.

2. Chuyển nhà cho cây

Nếu cây bắt đầu mọc những chiếc lá non thì bạn cần đem trồng vào các chậu nhỏ, mang ra để ở những nơi có đầy đủ ánh sáng, mát mẻ, để cây không bị thiếu sáng dẫn đến bị còi cọc.

Xem thêm:  Cây Tam Thất Nam

Luôn phải giữ ẩm cho cây và đất xung quanh bằng cách tưới nước thường xuyên. Có thể thay chậu lớn hơn hoặc đem trồng ngoài vườn nếu cây đã đủ lớn và phát triển. Mỗi cây nên trồng cách nhau từ 50 – 70cm là khoảng cách tốt nhất cho sự sinh trưởng.

So với những cây khác chỉ ra quả theo mùa thì cây lồng đèn lại cho quả gần như quanh năm, do đó cần phải chăm sóc cây kỹ lưỡng và cẩn thận hơn rất nhiều, đặc biệt là việc tưới tiêu để cây có thể cho nhiều quả với chất lượng tốt hơn.

3. Thu hoạch thành quả

Thường bạn có thể thu hoạch quả của cây lồng đèn sau khoảng 80 ngày trồng. Quả sẽ rụng xuống đất khi đã đủ độ chín và có thể bảo quản được ở bên trong vỏ lá khoảng 3 – 4 tuần.

5/5 - (2 bình chọn)
Về Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.

Viết một bình luận