Câu hát “Mùa hoa lê ki ma nở ở quê ta miền đất đỏ, thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho mùa hoa lê ki ma nở…” vẫn còn vang vọng mãi trong trái tim của người dân vùng Đông và Tây Nam Bộ. Trong thời kháng chiến chống Pháp ấy, quả Lê ki ma đã trở thành biểu tượng đẹp gắn liền với người nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Ngày nay, loại quả ấy đang được hồi sinh tích cực bởi những công dụng tốt mà nó mang lại.
I. Giới thiệu về cây Lê ki ma
- Tên thường gọi: Cây lê ki ma
- Tên gọi khác: Cây trứng gà, cây lứt
- Tên khoa học: Pouteria lucuma
- Họ thực vật: Cây Lê ki ma thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae)
- Tên tiếng anh: Lucuma
- Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc từ vùng núi Andes ở Nam Mỹ
- Phân bố: ở nước ta, cây được trồng nhiều ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó có Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng…và rải rác trên khắp đất nước.
- Tuổi thọ: Sống lâu năm, khoảng trên 50 năm tuổi.
- Màu sắc của hoa: Hoa có màu xám

II. Đặc điểm của cây Lê ki ma
- Hình dáng bên ngoài: Lê ki ma là cây thân gỗ có bộ tán lá dày đặc tươi tốt xum xuê quanh năm, vỏ cây màu nâu xám và đối với những cây già tuổi.
- Kích thước: Cây cao trung bình từ 10 – 12m tùy vào địa hình và thổ nhưỡng của từng vùng. Nếu được đốn ngọn, cây sẽ không phát triển chiều cao mà chỉ mọc nhánh để cây thêm xum xuê tán.
- Lá: Lá cây lê ki ma có hình mũi giáo to và thuôn dài từ 10 – 15cm, chóp nhọn, lá dày và xanh bóng quanh năm, đặc biệt loài cây này không có sâu bệnh hại cây và lá .
- Hoa: Hoa Lê ki ma thường mọc ra từ kẽ lá có khuôn hình tròn trĩnh chúng chỉ nhỏ như đầu đũa mang màu xám và có mùi thơm nhẹ.
- Cành: Cây lê ki ma phân cành nhiều và rất chắc chắn thường ít bị đổ gãy do gió mạnh.
- Quả: Quả lê ki ma có 3 loại quả: loại quả hình tròn, loại hình tim đỉnh nhọn, loại quả dài nhưng đều có điểm chung là màu sắc của thịt vàng óng giống như lòng đỏ trứng gà khi luộc chín. Khi ăn có mùi thơm, vị béo ngậy, rất bở, cùi thịt dày. Mùa quả chín thường bắt đầu từ tháng 5 – 8 hàng năm.
III. Tác dụng của cây Lê ki ma
1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh
Cây lê ki ma có thân gỗ xù xì giống cây cổ thụ kết hợp với bộ tán cây dày, tạo bóng tốt, quả ngọt và đẹp mã khi chín nên thường được trồng nhiều tại các sân vườn biệt thự, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái miệt vườn.
Ngoài ra, cũng có thể trồng trong công viên, vườn hoa, sân vườn, cổng vào nhà ở để làm cây cảnh cũng như tạo điểm nhấn cho ngôi nhà thêm xanh sạch đẹp.
2. Giá trị dinh dưỡng đối với con người
Trong phần cùi thịt của quả lê ki ma có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt và cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Cụ thể chúng có chứa hàm lượng vitamin A, B3, C, Canxi, chất xơ, hàm lượng đường khá cao có thể thay thế cho cả đường mía.
Bạn nên ăn quả lê ki ma thường xuyên mỗi ngày để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể bằng nhiều cách khác nhau. Có thể ăn quả tươi, xay sinh tố uống nước, lấy thịt quả để trộn bột làm bánh, phơi khô cùi lấy bột dùng pha chế món tráng miệng….
Theo một số tài liệu y khoa, ăn quả Lê ki ma còn có tác dụng làm săn chắc da, mịn màng, tươi tắn, giúp giảm quá trình lão hóa da và rất tốt cho đường ruột.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Lê ki ma
1. Cách trồng cây
Cây lê ki ma nếu trồng bằng cách gieo hạt phải mất đến 7 – 10 năm mới cho ra quả nhưng hiện nay với nhiều kỹ thuật mới có thể ghép mắt hoặc gieo hạt lấy gốc ghép, cây sinh trưởng nhanh và sớm cho thu hoạch.
- Điều kiện thời tiết
Cây lê ki ma ưa sống với điều kiện khí hậu nóng ẩm và chịu cái rét ở miền Bắc rất tốt. Ngay cả khi nhiệt độ xuống thấp khoảng 3 – 4 độ C có băng giá và sương muối bao phủ cây nhưng cây vẫn sống được nếu có biện pháp rửa cây tốt trong và sau khi sương muối. Cây con giống sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 25 – 35 độ C, cây trưởng thành từ 15 – 38 độ C.
- Đất trồng
Cây lê ki ma không kén chọn đất, trồng được trên nhiều loại đất khác nhau trừ đất đã bị ngộ độc thuốc diệt cỏ và đất thường xuyên ngập mặn.
Hố trồng: đào hố với kích thước 30 x 30 x 30cm, rắc phân chuồng hoai mục đảo đều với đất rồi mới trồng. Nếu đất đã qua canh tác lâu năm phải xử lý đất bằng vôi bột trước khoảng 2 tháng cho ải đất rồi mới lót khoảng 1 – 2kg phân chuồng ủ tiếp khoảng nủa tháng rồi mới trồng cây lê ki ma giống.
- Chọn giống và cách trồng
Cần chọn cây lê ki ma giống có phẩm chất tốt, thân cành không bị tổn thương, trầy xước, không bị vàng lá hay bộ rễ kém. Cây giống ghép phải cao từ 30cm trở lên mới đảm bảo sống sót khi thời gặp tiết xấu.
Cách trồng: Tiến hành trồng khi đã chuẩn bị được giống và đất trồng. Xé túi bọc bầu nhẹ nhàng tránh làm đứt rễ cây, đặt cây xuống hố trồng rồi vùi đất không quá mặt bầu 3cm để tránh bị nghẹt rễ. Sau khi trồng đối với cây thân gỗ phải cắm cọc cố định chắc chắn tránh gió đổ.
2. Cách chăm sóc cây
Tưới nước luôn sau khi trồng để cây và đất luôn ẩm mát, tưới nước sạch mỗi ngày một lần, nếu đất gò khô cần tưới hai lần mỗi ngày.
Nếu đất nghèo dinh dưỡng có thể pha sản phẩm dinh dưỡng NoVaGap, để giải độc đất và cung cấp dưỡng chất và một số chất vi lượng cần thiết giúp kích thích rễ non phát triển, đâm chồi, nảy lộc và tăng sức đề kháng cho cây lê ki ma non mới trồng.
Cần phải cung cấp đủ nước trong giai đoạn ra hoa, trái đang lớn ra hoa và lúc trái sắp chín để chắc quả, giúp nặng cân và tăng năng suất khi thu hoạch.
Thường xuyên cào xới cỏ dại cho cây lê ki ma trước khi bón phân tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng, sau cào cỏ nên dùng cỏ rác để che bớt gốc giúp ẩm đất làm giảm việc tưới tắm cho cây. Khi cỏ thối cũng là nguồn phân xanh tốt cho cây trồng, mỗi năm nên cào xới khoảng 2 – 3 lần.
Phân bón: Có thể dùng phân dạng lỏng để bón cho cây lê ki ma khi còn non, nếu cây 1 tuổi trở lên nên dùng phân viên và phải vùi phân sau khi bón tránh rửa trôi
Có thể dùng thêm các sản phẩm dinh dưỡng để bón gốc hoặc phun tưới trước và sau khi thu hoạch để làm tăng sức đề kháng và tăng tuổi thọ cho cây.
Trái Lê ki ma rất giàu dinh dưỡng, nên ăn trái thường xuyên để bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể. Trước đây, hầu như mọi người không biết đến giá trị của nó và đã đốn bỏ cây bởi không có kinh tế cao. Hiện nay, trái lê ki ma đã được hồi sinh và phát triển rộng rãi, đây còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại kinh tế cao cho người nông dân.
Bác ơi khoảng cách giữa 2 cây thì là bao nhiêu được ạ