Cây Hoa Mộc

Cây Hoa Mộc là một loài cây không những làm tăng thêm vẻ đẹp cho khu vườn nhà bạn mà nó còn có ý nghĩa, tác dụng về mặt phong thủy cũng như y học, thẩm mỹ,…Cách trồng và chăm sóc cây cũng vô cùng dễ dàng cho bất cứ ai có đam mê về cây cảnh.

I. Giới thiệu về cây Hoa mộc

Tên thường gọi: Cây hoa mộc
Tên gọi khác: Cây mộc tê, cây hoa quế, mộc hương
Tên khoa học: Osmanthus fragrans
Họ thực vật: Cây thuộc họ Tường vi
Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc từ Châu Á và hiện tại đã có mặt ở hầu hết các nước nhiệt đới
Tuổi thọ: Sống lâu năm
Thời gian nở hoa: Hoa mộc thường nở vào mùa thu tuy nhiên ở nhiều nơi loại cây này cho hoa quanh năm.
Màu sắc của hoa: Hoa có thể có các màu bao gồm màu trắng, vàng nhạt, vàng hoặc vàng cam
Cây hoa mộc
Cây hoa mộc có thể làm cảnh, trang trí và còn có ý nghĩa về mặt phong thủy

II. Đặc điểm của cây Hoa mộc

  • Kích thước: Khi được trồng và chăm sóc trong điều kiện lý tưởng, chiều cao trung bình của cây có thể đạt từ 4-6m. 
  • Lá: Lá cây rộng khoảng 3-5cm, dài 8-14cm, có màu xanh thẫm, hình dạng lá hơi bầu, dày, hai mặt của lá không có lông, phía mép lá có răng cưa ngắn.
  • Hoa: Hoa là điểm thu hút nhất của cây. Chúng mọc thành từng chùm, mỗi bông hoa có đường kính khoảng 1cm, có năm cánh hoa màu vàng nhạt, trắng, cam, thường mọc ở sát ngọn. Đặc biệt, mùi hương của hoa khi nở rất giống mùi đào hoặc mùi mơ chín khá hấp dẫn, quyến rũ.
  • Cành: Cây hoa mộc có cành non dẹp, phồng tại các mấu, có nhiều cành nhánh.
  • Quả: Khoảng sáu tháng sau khi hoa nở, quả của cây hoa mộc bắt đầu xuất hiện. Quả có màu tím đen hoặc xanh lục, chỉ có một hạt bên trong, dài khoảng 10-15mm, chín vào mùa xuân nhưng hiếm có khi thành quả
Xem thêm:  Cây Xuyến Chi

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Hoa mộc

1. Ý nghĩa phong thủy

Về mặt phong thủy, cây hoa mộc được biết đến là có tác dụng đem lại sự may mắn và xua đuổi tà khí cho gia chủ.

2. Tác dụng

  • Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Cây hoa mộc có dáng khỏe, mọc vươn cao chắc chắn đầy sức sống. Nhờ vào hương thơm quyến rũ của mình mà nó được xem như một loài hoa thanh cao nên thường được người chơi trang trí trong vườn cảnh làm cây bóng mát cho gia đình. 

Đặc biệt, bởi ý nghĩa phong thủy mà cây hoa mộc đem đến đã tạo thêm điểm nhấn cho không gian, là nơi dừng chân những lúc mệt mỏi như tại các di tích lớn, đình và chùa

  • Tác dụng chữa bệnh

Theo Đông y, hoa mộc được coi như một vị thuốc quý có nhiều tác dụng bởi đặc tính nóng nên có tác dụng chữa các bệnh như: Ho đờm, đau răng, đau bụng, trị cảm lạnh,… 

Không những thế, rễ của cây còn có tác dụng trị phong tê thấp và đau mỏi gân cốt rất hiệu quả.

  • Tác dụng khác

Hoa mộc còn có nhiều công dụng khác như dùng để làm trà ướp hoa mộc, là nguyên liệu sản xuất nước hoa vô cùng quý hiếm, nước tắm, nước gội đầu, nước rửa mặt hàng ngày. 

Nó được xem là món quà tuyệt vời mà con người được thiên nhiên ban tặng,  bởi khi sử dụng chúng có tác dụng giúp cơ thể ta trở nên thư thái, làm da mềm mịn, chữa mụn, thơm mát,…

Xem thêm:  Cây Linh Sam (Ba Chia)
Tìm hiểu về cây hoa mộc hương
Cây hoa mộc được trồng và chăm sóc tương đối dễ

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Hoa mộc

1. Cách trồng cây hoa mộc

  • Nhiệt độ

Cây hoa mộc yêu cầu mỗi ngày được chiếu sáng từ 6-8 tiếng. Vì vậy, cây cần được đặt dưới bóng râm vào ban ngày và dưới ánh nắng vào buổi sáng . 

Cây thường sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm với nhiệt độ thích hợp từ 15 – 28°C, ra hoa quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa thu.

  • Đất trồng

Đất trồng là một trong những yếu tố quyết định cây có sinh trưởng và phát triển hay không. Vì vậy, đất trồng cây hoa mộc cũng yêu cầu phải tơi xốp, thoát nước tốt, lớp đất dày, đất càng có nhiều chất dinh dưỡng thì cây càng có điều kiện để phát triển mạnh.

  • Kỹ thuật trồng cây mộc

Để có kỹ thuật trồng cây mộc đúng cách ta có thể gieo hạt hoặc giâm cành, nhưng giâm cành vẫn là phương pháp được sử dụng nhiều hơn. 

Lựa chọn một cành to khỏe, đẹp, không bị sâu bệnh; sau đó, ở vị trí trồng cây, dùng cuốc đào lên, rồi vùi xuống dưới đất ẩm khoảng 15cm, lấp kín đất, ấn chặt. 

Lưu ý nếu như cành chôn quá dài, cây có thể bị uốn hình. Sau một tháng, ta mở lớp đất xem cây đã mọc rễ hay bị thối. Nếu cây đã mọc rễ thì đưa cây vào chậu cây cảnh hoặc ra khu vực khác trồng.

Xem thêm:  Cây Cau Trắng

2. Cách chăm sóc

Thuận theo tình hình sinh trưởng của cây mà ta có thể cắt tỉa. Vào mùa thu, ta nên cắt tỉa thưa vì đó là mùa sinh trưởng và cây ra nhiều hoa. Với mùa xuân, những cành khô và những cành bị côn trùng phá hoại nên được loại bỏ.

Tuy là loại cây không kén đất nhưng ta nên thay đất một năm một lần. Đối với những loại đất kém dinh dưỡng, ta nên bón phân thường xuyên cho cây để chúng có thể sinh trưởng toàn diện.

4.4/5 - (5 bình chọn)
Về Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.

Viết một bình luận