Cây Duối Cảnh

Cây duối là loài cây có sức sống mãnh liệt, thích nghi tốt với những điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Cây sống khỏe, không bị mối mọt, ít bị sâu bệnh và có tuổi thọ cao…Loại cây được giới thiệu chi tiết trong bài là cây duối cảnh (duối bonsai), là mẫu cây cảnh có giá thành rất cao, có thể cũng không mua được bằng tiền. Cây duối đã từng được coi là Hoàng Anh Mộc – “Vua của các loài cây”. Tìm hiểu chi tiết về cây duối dưới đây nhé.

I. Tổng quan về cây duối

Tên thường gọi:Cây duối
Tên gọi khác:Cây duối bonsai, cây duối cảnh, cây duối nhám bonsai, cây hoàng oanh mộc bonsai…
Tên khoa học:Streblus asper
Họ thực vật:Moraceae (họ dâu tằm)
Nơi sống:Phân bố tại Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ
Tuổi thọ:Sống lâu (lên đến 300 năm)
Cây duối bonsai
Cây duối bonsai rất được yêu thích trong giới chơi cây

II. Đặc điểm của cây

  • Cây duối là cây phân cành nhánh nhiều, mọc cao khoảng 4 – 8 m. Cây cứng cáp, rậm tán, cành đâm chéo nhau.
  • Lá duối có dạng trứng nhọn, dài khoảng 4 – 12cm, rộng 1,5-2,5 cm, mép có răng nhỏ, đỉnh tù hoặc thuôn nhọn và phần gần cuống thu hẹp. Mặt lá rất ráp, thô nhám.
  • Là loại cây đơn tính khác gốc nên mỗi cây duối sẽ chỉ trổ 1 loại hoa: Hoa đực hoặc hoa cái:
  • Hoa đực có dạng hình tròn, đường kính 4-7mm, màu vàng lục hoặc màu gần như trắng, cuống hoa ngắn
  • Hoa cái màu lục, mọc lẻ, hoặc từng cặp, có cuống, các lá đài lớn dần hơn khi ra hoa.
  • Quả duối có dạng hình trứng, chỉ lớn khoảng 8-10 mm, sắc vàng nhạt, vỏ mềm và có nhiều thịt. Quả có vị ngọt khi chín.

Riêng cây duối nhám bon sai có thân và cành khúc khuỷu, lá nhiều và phiến lá thu, dáng đẹp và lạ. Cây có dáng nhân văn, lại có một chút dáng dấp của thế thác đổ. Chính là thế cây khó tạo nên cây rất có giá trị trong nghệ thuật bonsai.

III. Công dụng và ý nghĩa

1. Tác dụng làm cảnh

Như đã đề cập ở trên, cây duối cảnh là loại cây bonsai quý hiếm, có tiền có thể vẫn không mua được cây này. Loài cây sống lâu, thân hình cổ thù to khổng lồ thường được các nghệ nhân chăm sóc, tạo dáng đem trưng bày ở những hội chợ nghệ thuật cây cảnh.

Những khác hàng yêu cây, chịu chơi thường bỏ ra một số tiền lớn để rước được cây về nhà.

Ngoài tác dụng là cảnh rõ ràng thì cây duối có tác dụng chữa bệnh, tác dụng trong phong thủy khác.

2. Tác dụng chữa bệnh

  • Các bộ phận của cây duối từ: Rễ, lá, thân, cành đến hoa quả, tất cả đều là những vị thuốc quý được nhắc nhiều trong cổ tịch y pháp dân gian và của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lễ Hữu Trác.
  • Trong y học cổ truyền, cây duối có vị đắng, chát, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cầm máu, sát khuẩn, thông huyết…Nhiều nơi còn sử dụng cây duối để chữa các bệnh khác như: Đau răng, tiêu chảy…
  • Vỏ cây duối dùng để chữa bệnh sâu răng, đau bụng, sốt, tiêu chảy, phong thấp đau nhức…
  • Người ta còn phát hiện ra tất cả các loại thảo mộc không có khả năng sống sót nếu nhiễm chất khai quang Đioxin nhưng cây Duối lại có khả năng tự kháng độc rất tốt. Điều này được nghiệm chứng trong thời chiến tranh chống Mỹ.

3. Tác dụng khác

Là cây có tuổi đời sống lâu, sống khỏe lên đến mấy trăm năm nên cây duối rất gần gũi với cuộc sống sinh hoạt đời thường của người dân Việt Nam ta. Dưới các bóng cây duối cổ thụ tại các làng quê việt là hình ảnh hẹn hò của những đôi trai gái mến mộ nhau, người nông dân cũng thường nương nhờ bóng mát của cây, tránh cái nắng gay gắt.

Bên cạnh đó, gỗ cây Duối có thể được sử dụng để làm nhà, làm dao, làm cán quốc, xẻng, làm trạc súng…những vật dụng sinh hoạt hữu ích khác trong cuộc sống thường ngày.

Theo quan niệm trong phong thủy, cây duối có thể mang lại an vui thịnh vượng cho gia chủ bằng cách trừ tà khí, nạp chính khí tốt nhất. Điều đó được chứng minh bằng việc nhiều nhà khoa học tìm thấy cây duối được trồng phổ biến ở những nơi sang trọng như cung vua phủ chúa, di chỉ cổ, lăng mộ thời Hùng Vương, ở đền thờ Đại Thần Lít ở Tổng Phùng…

Vì những giá trị, ý nghĩa và tác dụng nhiều mặt của cây duối mà trải qua hàng nghìn năm lịch sử, ông cha ta coi cây duối là “Hoàng Anh Mộc”, nghĩa là Vua của các loài cây.

Tìm hiểu về cây duối
Gỗ cây Duối có thể được sử dụng để làm nhà, làm dao, làm cán quốc, xẻng, làm trạc súng..

IV. Cách trồng và chăm sóc cây duối

Để sở hữu 1 gốc cây duối nhỏ xinh, bạn hoàn toàn có thể tự trồng cây trong chậu nếu tìm mua được ngoài tự nhiên mà không cần mua những cây đã được trồng sẵn trong chậu. Cây duối dễ trồng và chăm sóc, có thể trồng trên khá nhiều loại đất khác nhau, được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành.

Có thể bạn sẽ khó áp dụng phương pháp chiết cành truyền thống với loại cây này bởi cây duối là giống cây có rễ cọc to, thân xù xì nhiều mủ. Bạn có thể làm theo cách trồng cây duối cảnh chi tiết dưới đây:

  • Đào bầu có diện tích phù hợp với gốc, rễ của cây duối
  • Giữ lại rễ cọc, cắt tất cả các rễ con và các nhành không cần thiết
  • Dùng bao tải hoặc nilon quấn quanh gốc cây, sau đó đổ đất đã trộn cát, phân bò vào bầu.
  • Đặt cây ở nơi thoáng mát, tưới nước hàng ngày, cây có thể chịu ngập nên không lo lắng sẽ bị úng.
  • Sau khoảng 1 tháng trồng trong bầu đất, bạn có thể cắt rễ cọc và bứng cây vào chậu cảnh.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây:

  • Thời điểm phù hợp nhất để trồng cây duối là vào mùa xuân.
  • Loài cây ưa ẩm, có thể chịu được úng ngập
  • Trong trường hợp trồng cây duối tạo duối cảnh, bonsai thì cần uốn cành khi cây đã rụng hết lá, có thể là mùa đông vì đây là thời điểm cành duối rất mềm và dễ uốn mà không làm gãy cành.
  • Để có một cây duối bonsai với thế đẹp như ý muốn, bên cạnh việc uốn cành, bạn cần hạn chế chăm bón cho cây để hạn chế sự phát triển của lá cây.
5/5 - (3 bình chọn)