Dừa là loại trái cây thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn nữa dừa thường ra quả quanh năm nên giá thành cũng khá rẻ. Nước và cùi dừa là có vị béo ngậy thường được dùng làm nguyên trong một số món ăn, thức uống và kẹo bánh.
I. Giới thiệu về cây Dừa
- Tên thường gọi: Cây dừa
- Tên khoa học: Cocos nucifera
- Tên tiếng anh: Coconut Palm, Coconut tree
- Họ thực vật: Cây thuộc họ Arecaceae (họ Cau)
- Nguồn gốc xuất xứ: Dừa có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới
- Nơi sống: Cây dừa thường mọc ở những nơi ẩm mát gần bờ nước: Bờ biển, sông, kênh, rạch nước mặn hoặc nước ngọt.
- Tuổi thọ: Sống lâu năm
- Phân bố: Dừa thường được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng, ven biển dọc từ miền Trung đến miền Nam: Nghệ An, Quảng Ngãi, Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long…
- Gồm các loại cây: Có rất nhiều chủng loại dừa sau đây là một số giống dừa được trồng phổ biến ở nước ta:
- Dừa ta (cây cao khoảng 15 – 20m)
- Dừa dâu
- Dừa bị (quả to)
- Dừa lửa
- Dừa lùn (cao khoảng 5 – 10m)
- Dừa Xiêm (giống cây nhập từ Thái Lan)
- ….

II. Đặc điểm của cây Dừa
- Hình dáng bên ngoài: Cây dừa có thân thẳng cây đơn, dạng cột, không phân cành nhánh. Thân cây dừa có hình trụ tròn, gồm nhiều đốt ngắn chạy từ gốc đến ngọn do sự rụng lá sinh lý rồi để lại sẹo. Vỏ cây dừa có màu xám trắng khi già chuyển đậm hơn một chút.
- Kích thước: Cây dừa lùn có chiều cao trung bình từ 8 – 15m, đối với cây dừa cao thường là 20-30m với đường kính thân đối với cây trưởng thành khoảng chừng 30 40cm.
- Lá: Lá cây dừa là cũng giống như lá cau có dạng lá đơn xẻ thùy lông chim, nhỏ và dài khoảng 15 – 20cm cùng nằm trên một cuống dài chừng 3 – 5m. Phần cuống lá này tạo thành tàu dừa dài, chếch ra nhiều hướng và cong xuống gốc. Một cây dừa có khoảng từ 20 – 30 tàu lá. Mỗi tàu lá thường phình to ở đoạn gốc cuống lá tạo thành mo, khi lá già vàng úa mo sẽ bong dần ra rồi rụng khi bong hết.
- Hoa: Hoa dừa thường mọc ra từ nách lá, thuộc dạng hoa đơn tính, cả hoa đực và hoa cái đều nằm trên cùng một cụm hoa.
- Quả: Quả dừa là dạng quả hạch có hình trứng lồi 3 cạnh rõ ràng, tùy từng giống dừa mà có đường kính to nhỏ khác nhau. Quả to đường kính khoảng 15 – 20cm, giống dừa quả nhỏ đường kính khoảng 10cm. Khi non quả màu xanh lục và chuyển màu vàng khi dừa già.
III. Tác dụng của cây Dừa
1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh
Thân cây dừa cao, lá to và dài giúp che nắng, tạo bóng mát rất tốt. Những chùm quả to, đẹp, nhẵn bóng bám chắc trên ngọn cây ká là đẹp mắt.
Cây thường được trồng làm cây xanh đô thị tạo bóng mát, cảnh quan môi trường cho những nơi như: Công viên, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị, chung cư, quán cà phê miệt vườn, quán nước ven đường…Tạo không gian thoáng mát trong những ngày hè oi nóng.
2. Tác dụng ẩm thực
Nước dừa tươi có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như: Chất béo (chiếm khoảng 17%), chất đạm, đường, Các vitamin (Nhóm B, C, E, K), khoáng chất (gồm Canxi, Natri, magie, nước và kali) và chất chống ôxy hóa. Do đó nước dừa thường được dùng uống tươi để giải khát bất cứ mùa nào trong năm.
Cùi dừa (phần thịt màu trắng) dùng để thái lát mỏng nấu với các món thịt, cá hoặc nạo mỏng để làm mứt và kem dừa.
Nước dừa cùng với một số phụ gia cũng để làm kẹo và thạch dừa rất dẻo và thơm ngon.
3. Tác dụng khác
Thân dừa dùng làm cột nhà, xẻ làm đồ gia dụng mang tính chất tạm thời như đũa ăn, bàn ghế, giường…
Xơ dừa dùng để dệt thảm, bện dây thừng, khảm thuyền, ủ mục để làm chất độn trong giá thể trồng các loại cây cảnh….
Sọ dừa được sơ chế làm than hoạt tính, dùng làm củi đun.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Dừa
1. Cách trồng cây
Cây dừa chủ yếu được ươm giống từ quả dừa già, quá trình ươm cũng khá lâu nên đòi hỏi phải nắm rõ kỹ thuật ươm.
Sau khi đã ươm được cây dừa giống, tiến hành chọn giống và trồng cây, sau đây là cách trồng cây dừa:
Trồng cây dừa ở nơi gần nước, loại đất thích hợp là đất cát phù sa ngọt hoặc mặn đều được. Cuốc một hố nhỏ có kích thước tương đương với trái dừa. Lót khoảng 0,5 kg phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh trộn đều với đất, đặt cây giống xuống rồi vùi đất chặt.
Sau đó cắm cọc để cố định cây dừa non tránh mưa gió làm đổ cây con, nếu trồng ngày nắng nên có biện pháp che chắn nắng cho cây con hợp lý.
2. Cách chăm sóc cây
Sau khi trồng cây dừa xong cần tưới cho cây luôn để cây và đất giữ ẩm tốt, những ngày sau tưới ít nhất một lần mỗi ngày.
Khi cây dừa đã bén rễ, lá hồi xanh trở lại nên tưới phân bón rễ để tăng sức đề kháng cho cây để thích nghi tốt với điều kiện thời tiết.
Trồng dặm lại bằng cây dừa giống ngay khi cây bị chết hoặc cây bị vàng lá để kịp lứa giúp dễ chăm sóc và thu hoạch.
Sau khi bón phân nên che đậy gốc cây dừa lại để tránh bốc hơi nước hoặc lấp đất lại để cây hấp thụ hoàn toàn lượng dinh dưỡng.
Thường xuyên cào xới cỏ dại xung quanh gốc cây dừa để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng. Trong giai đoạn đầu cây dừa chưa có quả có thể trồng xen canh bằng các loại cây ngắn ngày như: Lạc, đỗ tương, đỗ xanh…hoặc trồng cây chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hoặc trồng cỏ lạc để làm tơi xốp và tránh xói mòn đất, từ đó tăng thêm chất hữu cơ sinh học cho đất, làm giảm chi phí chăm sóc cho nhà vườn.
Bón phân cho cây dừa vào từng thời điểm thích hợp như: Chuẩn bị ra lá mầm, chuẩn bị trổ hoa và chuẩn bị đậu quả. Có thể dùng phân bón lá, bón rễ dạng nước hoặc dạng viên, bột, khi chuẩn bị ra hoa có thể phun kèm thêm thuốc giúp tăng sức đề kháng cho cây. Giúp cây khỏe chống chịu hạn cũng như sâu bệnh tốt, giúp ra hoa đều và đậu quả nhiều.
Dừa là cây có vô vàn những công dụng mà ta không thể kể hết được, mỗi bộ phận đều có tác dụng riêng. Trong đó, quả dừa có công dụng tốt nhất đối với sức khỏe con người. Do đó, ta nên sử dụng quả bằng nhiều cách khác nhau để có sức khỏe tốt từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.