Khi loài hoa đỗ quyên bắt đầu nở cũng là lúc báo hiệu mùa xuân sắp đến, làm cho muôn loài cây cối cũng sắp được hưởng cái nắng xuân ấm áp để đâm chồi nảy lộc. Mỗi màu hoa đỗ quyên đều có vẻ đẹp riêng nhưng rất dịu dàng, đằm thắm, làm cho những người yêu hoa không thôi ngắm nhìn. Hoa còn mang trong mình ý nghĩa khá sâu sắc, hãy cùng tìm hiểu nhé!
I. Giới thiệu về cây Đỗ quyên
- Tên thường gọi: Cây đỗ quyên
- Tên gọi khác: Cây hoa đỗ quyên, cây thanh minh hoa, cây sơn trà hoa, mãn sơn hồng.
- Tên khoa học: Rhododendron Tanastylum Balf
- Nơi sống: Trong tự nhiên đỗ quyên mọc trong rừng nguyên sinh ẩm, ven sườn dốc hoặc đồi núi đá.
- Họ thực vật: Cây thuộc họ Ericaceae (họ Thạch Nam)
- Phân bố: Cây hoa đỗ quyên có địa bàn phân bố rất rộng hầu khắp thế giới ngoại trừ khu vực châu Phi nóng quanh năm. Ở Việt Nam, cây phân bố tự nhiên tại các vùng rừng núi như Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế), Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).
- Tuổi thọ: Sống lâu năm
- Màu sắc của hoa: Cây đỗ quyên có màu sắc khá đa dạng như: Hồng, đỏ, tím, vàng…

II. Đặc điểm của cây Đỗ quyên
- Hình dáng bên ngoài: Đỗ quyên thường có rất nhiều loại, có loại thân cây thấp thường bò hoặc leo, có loại thuộc cây thân gỗ nhỏ, thân cành nhỏ cao khẳng khiu với lớp vỏ cây sần sùi màu xám trắng.
- Kích thước: Cây có thể cao đến 6 – 7m, loại cây nhỏ chỉ cao khoảng 1 – 1,5m.
- Lá: Lá của loài đỗ quyên thường nhỏ, thon dài và nhọn ở hai đầu, lá mọc cách hoặc có loại mọc so le. Có loại lá lớn hơn dày và bóng, cả hai mặt lá đều có lông mềm phủ dày đặc. Lá thường rụng vào mùa đông, sang xuân là lúc đâm chồi nảy lộc và chuẩn bị ra hoa vụ mới.
- Hoa: Hoa đỗ quyên có nhiều hình dạng khác nhau chủ yếu mọc ở đầu cành. Có loại hoa hình chuông, hình phễu và có loại cánh đơn, cánh kép giống như hoa hồng nhưng cánh xoăn. Hoa thường rất đa dạng về màu sắc: Đỏ, hồng, tím, vàng, trắng và có mùi thơm dễ chịu.
III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Đỗ quyên
1. Ý nghĩa
Hoa đỗ quyên với nhiều màu sắc rực rỡ điều đó tượng trưng cho tình yêu và nhiều khía cạnh của cuộc sống. Khi nở rộ kiêu hãnh khoe sắc và được nhiều người yêu ngắm vuốt ve rồi khi tàn không ai thương tiếc. Giống như cuộc đời mỗi người lúc trầm lúc bổng.
Một khía cạnh khác của cuộc sống là hoa đỗ quyên cũng tạo được cảm giác an tâm, ấm lòng của người đi xa và sự đợi chờ, mong mỏi của người ở lại. Đồng thời cũng là lời gửi gắm, lời chúc sức khỏe, bình an trong cuộc sống.
Theo phong thủy, có cây đỗ quyên trong nhà có tác dụng xua đuổi tà khí, hóa giải những bùa độc, giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc cho gia chủ.
2. Tác dụng
- Tác dụng trong trang trí, làm cảnh
Cây hoa đỗ quyên có thân cành mềm dẻo, dáng mỏng manh, hoa to đẹp và nhiều màu sắc. Có thể dùng để uốn nắn làm cây Bonsai nghệ thuật rất đẹp mắt và có giá trị thương phẩm khá cao đặc biệt là cây cổ thụ.
Cây đỗ quyên cũng được trồng để trang trí nội thất và ngoại thất, trang trí sân vườn tô điểm thêm cho không gian luôn rực rỡ thu hút được nhiều người chiêm ngưỡng.
- Tác dụng chữa bệnh
Cây đỗ quyên cũng là một vị thuốc đông y chữa bệnh có hiệu quả khá tốt, các bộ phận thường dùng là hoa, lá và rễ. Theo đông y, rễ và hoa đỗ quyên có tính ôn, vị đắng thường dùng để chữa trị một số bệnh đường hô hấp như (Viêm phế quản), bệnh tim mạch, dị ứng ngoài da…
Tuy nhiên, đỗ quyên cũng có độc tính khá mạnh, nếu dùng quá liều sẽ xảy ra tác dụng phụ đó là Shock gây tình trạng loạn nhịp tim, tụt huyết áp, mạch nhanh rồi sau yếu dần…Vì vậy cần dùng đúng chỉ định.
- Tác dụng khác
Hoa đỗ quyên là loài hoa mang ý nghĩa cho tình yêu sâu đậm. Do đó, nếu tặng cho người yêu (bạn gái) hoặc vợ những bông hoa vào dịp kỷ niệm ngày cưới, ngày lễ tình yêu thì thật tuyệt vời. Hoa giúp gắn kết tình cảm, nối dài hạnh phúc đến hết quãng đời còn lại.
Ngoài ra, cũng có thể kết những bông hoa đỗ quyên thành bó hoa cưới làm cho giúp cho tình cảm vợ chồng mãi luôn mặn nồng.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Đỗ quyên
1. Cách trồng cây
Cây đỗ quyên là cây ưa ẩm và có sức chống chịu nắng nóng, khô hạn kém nên cần được trồng hoặc đặt cây nơi có bóng cây nhưng vẫn phải đảm bảo có ánh sáng rọi tự nhiên.
- Cách chọn giống
Cây đỗ quyên được nhân giống bằng cách giâm cành và chiết cành nên cần lựa chọn những cành to vừa phải và khỏe mạnh. Nếu chiết cành to quá hoặc non quá sẽ ra rễ kém hoặc không ra rễ.
- Dụng cụ trồng
Cây đỗ quyên là cây thân gỗ, nếu là cây bonsai nên chọn chậu, khay bằng bê tông có kích cỡ to, miệng rộng để tiện cho việc chăm sóc. Nếu là cây hoa thông thường thì chọn chậu xô nhựa để trồng, đến khi cây to mới dễ thay chậu. Dù là dụng cụ gì thì việc đục lỗ để thoát nước nhanh vẫn là vấn đề quan trọng nhất.
- Đất trồng và cách trồng
Là cây ưa ẩm nhưng không có nghĩa là đỗ quyên không trồng được trên đất khô cằn, chỉ cần đất tơi xốp là đủ. Còn việc đất khô hay nghèo dinh dưỡng thì có thể cải tạo được như ý muốn.
Nếu không có đất tốt, bạn có thể mua giá thể trồng cây đỗ quyên tại cửa hàng cây cảnh và đỡ tốn thời gian. Nếu có đất vườn trồng nhưng nghèo dinh dưỡng có thể cải tạo theo cách sau:
- Dùng vôi bột rắc khử trùng đất.
- Ủ các loại phân bò, trâu + rơm rạ + Phân vi sinh + Nấm Trichoderma ủ trong khoảng 6 tháng rồi đảo lên cho nguội phân và đem lót hố trồng cây đỗ quyên.
- Cuốc hố với kích thước 30 x 30 x 30cm, lót hỗn hợp phân kể trên để ải đất trong vòng 1 tháng rồi mới trồng.
- Đối với cách trồng cây đỗ quyên bằng cành giâm hay cành chiết đều tiến hành các bước giống nhau. Cuốc hố nhỏ vừa đủ bầu cây, đặt cành xuống, vùi đất không quá mặt bầu 4cm rồi nén chặt. Có thể dùng cọc cố định cành lại nếu như trồng ở nơi thoáng gió.
2. Cách chăm sóc cây
Muốn cho cây hoa đỗ quyên sinh trưởng nhanh và sai nhiều hoa thì cần có cách chăm sóc đặc biệt. Sau khi trồng khoảng 7 – 10 ngày, bạn nên tưới phân vi lượng hoặc Siêu rễ để cây tập trung dinh dưỡng chuẩn bị cho việc đâm chồi, nảy lộc. Duy trì tưới 2 – 3 lần mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.
Nước tưới là nước sạch, nước vo gạo hoặc nước ngâm đỗ tương…Tưới mỗi ngày 1 lần để cây phát triển nhanh nhất.
- Kỹ thuật tỉa cành
Cắt tỉa cành là việc cần làm đối với bất cứ cây trồng nào, điều đó giúp thoáng cây cây hạn chế được sâu bệnh hại, giúp tạo tán cho cây đẹp như ý muốn. Thời gian thích hợp để cắt tỉa là lúc sau khi hoa tàn kéo dài đến khi chuẩn bị ra hoa vụ mới.
- Phòng bệnh
Cây hoa đỗ quyên có thể bị một số loại côn trùng hại như sau: Nhện đỏ hại hoa, rệp xanh hại lá, rệp sáp hại rễ…Bạn có thể dùng riêng rẽ hoặc kết hợp tùy từng loại sâu hại.
- Nhện đỏ dùng Vua trừ nhện.
- Rệp xanh dùng Monifos
- Rệp sáp dùng Copper đồng để rửa sạch rêu bám trên thân cũng như ở gốc rễ
- Khi mưa quá nhiều cũng có thể bị thối rễ, cần khơi rãnh để khô thoáng đất nhanh.
Trên đây là thông tin hữu ích về cây đỗ quyên và cách trồng, chăm sóc, nếu yêu hoa hãy tự trồng cho mình chậu cây và chăm sóc đúng như kỹ thuật trên nhé. Chắc chắn cây sẽ cho hoa đẹp không phụ công người chăm sóc.
Cảm ơn tác giả đã chia sẽ bài viết hữu ích.mình mới đặt mua 10 bầu hoa Đỗ Quyên về.mong bài viết này sẽ giúp mình có những khóm hoa đẹp như mong muốn.