Cây Đế Vương

Từ xưa đến nay cây đế vương đã ngự trị rất chắc chắn trong tiềm thức của những người có chức quyền, có địa vị. Cây rất được tầng lớp này ưa chuộng bởi những lợi ích mà cây mang lại cho họ. Hãy cùng xem chi tiết cây mang lại ý nghĩa gì nhé!

I. Giới thiệu về cây Đế vương 

  • Tên thường gọi: Cây đế vương 
  • Tên gọi khác: Cây trầu bà đế vương xanh, đế vương xanh
  • Tên khoa học: Philodendron Imperial Green
  • Họ thực vật: Cây thuộc họ Ráy (Araceae)
  • Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc Châu Mỹ
  • Tuổi thọ: Sống lâu năm
  • Gồm các loại cây: Cây đế vương được chia làm 3 loại:
  • Đế vương xanh: Lá dài màu xanh đậm
  • Đế vương đỏ:  Thân và gân lá màu đỏ, lá xanh
  • Đế vương vàng: Lá tròn màu xanh lục ngả vàng

II. Đặc điểm của cây Đế vương 

  • Hình dáng bên ngoài: Cây đế vương thuộc loại cây bụi thân thảo, mềm, kích thước thường thấp. 
  • Thân: Thân cây đế vương thường nhỏ, tùy vào từng chủng loại mà có màu màu sắc khác nhau. Cây đế vương đỏ có thân màu đỏ thẫm, đế vương vàng thân có màu ngả vàng, còn cây đế vương xanh toàn bộ thân và lá có màu xanh đặc trưng.
  • Kích thước: Hầu hết các loại cây đế vương đề có kích thước thấp để phù hợp với nội thất.
  • Lá: Lá cây đế vương dày, có màu xanh non mơn mởn, mềm, tùy từng loại cây mà lá có màu sắc và hình dạng khác khác nhau. Cây đế vương đỏ lá dài như lá dong, mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới màu đỏ. Cây xanh thì toàn bộ thân lá đều có màu xanh, cây đế vương vàng thì lá và thân cũng có màu tương ứng. 
  • Củ: Củ cây đế vương có vỏ màu đen, trong lõi có màu trắng hoặc tím nhạt. Kích thước củ thường nhỏ tương đương với độ tuổi của cây, rễ thường mọc ra từ củ. 

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Đế vương

1. Ý nghĩa phong thủy

Cây đế vương trong phong thủy tượng trưng cho sự uy nghiêm, quyền cao chức trọng, ý chí mạnh mẽ, cố gắng nỗ lực trong sự nghiệp. Do đó, trồng cây đế vương trong nhà luôn đem lại nhiều may mắn, tài  lộc, sức khỏe, tiền bạc dồi dào. Có thể nói, đây là cây thích hợp nhất đối với những người  có quyền lực, người lãnh đạo, người quản lý…

2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Cây đế vương chủ yếu được trồng trong chậu nhỏ để bàn có tác dụng trang trí cho không gian nội thất thêm phần tươi mới, thoáng mát cho nơi trồng cây. 

Chậu cây có thể đặt ở những phòng họp, hội trường lớn. Hay những phòng nhỏ hơn như phòng khách nhà ở, bàn làm việc, quán cà phê…Không những lọc khí thải độc hại, bụi bặm trong không gian nhà  mà còn rất an toàn cho sức khỏe con người. 

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Đế vương

1. Cách trồng cây

  • Nhân giống

Cây đế vương chủ yếu được nhân giống từ củ hoặc tách mầm từ cây mẹ.

  • Đất trồng

Cây đế vương thường trồng trong chậu nhỏ có đục lỗ thoát nước, có đĩa đệm ở đáy chậu. Có thể mua sẵn đất hoặc dùng đất trong vườn nhà để trồng cộng với xơ dừa mục hoặc trấu mục trộn đều với phân vi sinh.

Khi trồng khoét lỗ nhỏ phù hợp với củ giống hoặc mầm cây con, đặt củ giống xuống và vùi đất lại rồi để cây đế vương vào nơi bóng mát nhưng vẫn đảm bảo có ánh sáng nhẹ. 

Có thể trang trí lên mặt chậu một chút đá màu trắng hoặc đỏ để làm tôn lên vẻ đẹp của cây đế vương.

2. Cách chăm sóc cây

  • Nước tưới

Cây Đế Vương là cây thân mềm có chứa nhiều nước nên không cần tưới quá nhiều nước. Chỉ nên tưới khi thời tiết khô hanh làm đất trồng khô nứt nẻ, nên tưới dưới dạng phun sương, vừa đủ làm ướt cây và ẩm đất. Sau khi tưới phải lau sạch lá ngay tránh làm bẩn những vật dụng xung quanh.  

  • Ánh sáng

Cây Đế Vương có thể sống tốt trong môi trường bóng râm, nhưng thỉnh thoảng phải cho cây ra đón nắng buổi sớm để cây quang hợp. Hoặc có thể đặt cây nơi gần cửa sổ để đón nắng tự nhiên đỡ tốn công mang cây ra tắm nắng.

Thường xuyên vệ sinh cho cây bằng cách lau lá thường xuyên tránh bụi bẩn. Không để cây nơi gần máy lạnh làm lá cây bị khô táp, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cây.

  • Bón phân

Trong thời gian đầu, cây còn nhỏ chưa tiêu tốn nhiều dinh dưỡng thì chưa cần bón nhiều phân. Chỉ nên cắt bỏ lá nhỏ ở gốc cho thoáng cây tránh côn trùng có hại trú ngụ.  

Khoảng vài ba tháng sau đó, pha phân vi lượng tưới mỗi tuần một lần. Sau đó mỗi năm bón 1 – 2 lần do trấu để giữ vệ sinh cho ngôi nhà bạn. 

  • Phòng trừ sâu bệnh

Cây Đế Vương thường ít sâu bệnh hại cây, nếu thấy cây có tình trạng vàng lá, héo rũ cần phải xử lý ngay. Bằng cách, đặt chậu cây ra nắng hoặc thay đất rồi  hòa thuốc chống thối gốc bôi vào phần thân và gốc cây, khi cây ổn định hồi phục trở lại mới cho cây vào nhà.

Cây đế  vương là cây cảnh lá khá đẹp và quý với nhiều người, họ nâng niu chăm sóc nên cũng ít khi bị bệnh. Bởi cây giống như bùa hộ mệnh mang lại  cho họ mọi điều may mắn trong cuộc sống và giúp họ thành công.

5/5 - (2 bình chọn)