Cây Dã Hương

Cây dã hương là cây thân gỗ to, cũng được xếp vào danh sách các loại cây quý hiếm. Cây có giá trị trên nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, y học …Hoa Dã Hương thường nở về đêm nên nhiều địa phương còn gọi là cây Dạ Hương.

I. Giới thiệu về cây Dã hương

Tên thường gọi:Cây dã hương
Tên gọi khác:Cây dạ lý hương
Tên tiếng anh:Night Blooming Jessamine, Queen of the Night, Jasmine De Nut…
Tên khoa học:Cestrum Nocturnum Linn
Họ thực vật:Thuộc họ long não
Nguồn gốc xuất xứ:Cây dã hương có nguồn gốc ở khu vực Nam Mỹ. 
Phân bố:Cây dã hương cũng được trồng tại khu vực ven bờ biển Đen của khu vực Kavkaz và nhiều nơi trên thế giới như: Đài loan, Nhật Bản, Trung Quốc..
Tuổi thọ:Cây sống lâu năm
Thời gian nở hoa:Nở vào mùa Xuân
Màu sắc của hoa:Hoa có màu trắng
Bao gồm các loại cây:Cây Dã hương đỏ hoa màu đỏ tía và cây dã hương vàng hoa màu vàng cam.
Cây dã hương
Cây dã hương còn gọi là cây dạ lý hương

II. Đặc điểm của cây Dã hương

  • Hình dáng bên ngoài: Cây dã hương là cây thân gỗ to chắc khỏe với lớp vỏ cây dày, thô và sần sùi màu xám đen xen kẽ với các đốm nhạt màu, vỏ  bị nứt nẻ theo chiều dọc thân cây.
  • Kích thước: Dã hương cổ thụ chiều cao có thể lên tới 30 – 35m, đường kính khoảng 70 – 80cm, số đo vòng tròn quanh thân cây (đường vanh) khoảng 12,2m.
  • Cành: Cành dã hương to cành ngang và dài nên tán cây rất rộng.
  • Lá: Lá đơn mọc cách nhau, bề mặt lá nhẵn bóng nhạt màu thuôn dài, lá có cuống ngắn. Lá phân bố đều ở tất cả các cành to và cành nhánh nhỏ.
  • Hoa: Hoa dã hương mọc ra từ nách lá hoặc đầu cành, hoa nhỏ màu trắng có 5 cánh, cuống hoa nhỏ đỉnh loe ra như hình phễu hẹp. Hoa thường nở vào cuối mùa xuân và chỉ nở về đêm. Ban đêm hoa dã hương tỏa mùi thơm, nếu thoáng ngửi sẽ rất thơm nhưng khi ngửi lâu lại có mùi hắc gây buồn nôn, khó chịu, nhức đầu, chóng mặt. Những người bệnh Cao huyết áp hay Tim mạch không nên thưởng thức loài hoa này tránh tình trạng xấu xảy ra. 
  • Quả: Quả dã hương mọng nước có màu xanh lam hoặc đen nhạt, khi chín chuyển màu đen đậm, đường kính khoảng 1cm và mọc thành chùm  giống như chùm hoa liên kết với nhau.

III. Tác dụng của cây Dã hương

1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh:

Cây dã hương được trồng rất nhiều cho các công trình công cộng như: Bệnh viện, công viên, trường học, khu đô thị, khu du lịch sinh thái, khu công nghiệp, khu chế xuất, biệt thự,  nhà ở.. Làm tăng vẻ đẹp cho nơi mà cây được trồng và làm giảm lượng khí thải từ các phương tiện giao thông.

Ngoài ra, cây còn có khả năng hấp thụ phần lớn các chất thải độc hại từ nhà máy, khu chế xuất trước khi thải ra môi trường xung quanh.

Cây dã hương có cành to, tán rộng, lá xanh quanh năm nên được lựa chọn làm cây bóng mát, có thể trồng ở cổng nhà hoặc trồng ở cạnh gian bếp để lọc bụi bẩn, khói bếp rất hiệu quả.

2. Tác dụng chữa bệnh

Nhựa cây dã hương được sử dụng trong ngành nghiên cứu y học, hiện nay các loại cây dã hương như: Cây dã hương đỏ và cây dã hương vàng đều được bào chế ra tinh dầu Long Não.

Ở một số nơi còn sử dụng vỏ cây dã hương để ngâm rượu dùng để súc miệng phòng ngừa viêm răng, viêm lợi rất tốt.

3. Tác dụng khác

Gỗ cây dã hương cứng chắc ít bị côn trùng phá hoại, nên còn được dùng để sản xuất ra các loại đồ gia dụng trong gia đình như: Bàn ghế,.giường…

Tìm hiểu về cây dã hương
Cây dã hương được trồng rất nhiều cho các công trình công cộng…

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Dã hương

Cây dã hương không kén chọn đất có thể trồng ở bất cứ chất đất nào nhưng phải được chăm bón theo quy trình nhất định cho cây sinh trưởng tốt, cây được nhân giống bằng phương pháp giâm cành và chiết cành.

1. Cách trồng cây

  • Thời vụ trồng

Thời điểm trồng cây dã hương thích hợp nhất là vào tháng giêng đến tháng 7, thời điểm này mưa thuận gió hòa sẽ không mất nhiều công chăm tưới.

  • Đất trồng

Để cây sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất nên chọn đất mùn, màu mỡ xốp ẩm hoặc đất sét pha tầng dày.

  • Ánh sáng

Cây dã hương ưa ánh sáng nên trồng ở nơi thoáng nắng, thiếu ánh sáng cây còi cọc kém phát triển. Cây cũng chịu hạn và lạnh sương muối rất tốt.

  • Kỹ thuật trồng cây

Phương pháp trồng cây có thể gieo hạt hoặc giâm, chiết cành.

Trước khi trồng thì nên làm đất và bỏ phân chuồng hoai mục trước khoảng 20 ngày.

Khi trồng đào đất sâu khoảng 20 x 20cm đảo phân đã ủ trước đó đều với đất đặt cây giống xuống hố, cho đất nhỏ, tơi vùi và ấn chặt tránh mưa gió làm đổ cây con. 

2. Cách chăm sóc cây

Cây dã hương con vừa mới trồng nên tưới tắm ít nhất ngày 2 lần, khi cây bén rễ dùng thuốc kích rễ pha tưới cho cây đảm bảo cho bộ rễ khỏe và nhanh ra mầm.

Khi trời nắng gắt, nhiệt độ cao  hoặc khi gió bão nên che chắn cho cây cẩn thận tránh héo chết, gãy đổ cây con.

Khi cây ra lớp chồi mầm đầu tiên nên bón thúc cho cây bằng các loại phân lân có hàm lượng dinh dưỡng cân đối. 

Thường xuyên cào cỏ, vun xới cho cây tránh bị gió đổ. Bón phân định kỳ 1 năm 3 lần trong 3 năm. Khi cây đạt chiều cao nhất định thì hạn chế bỏ phân, lúc này chỉ bón duy trì 1 năm 1 lần để cây phát triển về chất và lượng.

Cây dã hương là cây gỗ quý rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. Việc trồng và chăm sóc cây cũng khá đơn giản, chúng ta nên nhân giống loài cây này nhiều hơn. Vì loài cây này đang có nguy cơ tuyệt chủng.

5/5 - (5 bình chọn)

1 thoughts on “Cây Dã Hương

Comments are closed.