Cây cỏ sữa mọc hoang rất nhiều và dễ tìm ở vùng nông thôn và miền núi nước ta nhưng rất ít người biết đây là vị thuốc nam chữa bệnh và nó có công thế nào. Bài viết sau đây sẽ nêu rõ những đặc điểm, công dụng và cách chăm sóc loài thảo dược quý này.

I. Tổng quan về cây cỏ sữa
- Tên thường gọi: Cây cỏ sữa
- Tên gọi khác: Vú sữa đất, Cẩm địa, Thiên căn thảo
- Tên khoa học: Euphorbia thymifolia L.
- Họ thực vật: Cây thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae
- Nơi sống: Cây thường mọc ở những nơi đất nhiều sỏi, đá như: kẽ các đường nứt trên sân xi măng, sân gạch, kẽ đường ray xe lửa…
- Phân bố: Cây cỏ sữa mọc nhiều ở các vùng nông thôn và miền núi khắp miền đất nước.
- Bao gồm các loại cây: Gồm cây cỏ sữa lá lớn và cỏ sữa lá nhỏ, trong đó cây lá nhỏ thường dùng làm thuốc nhiều hơn loại lá lớn.
II. Đặc điểm của cây cỏ sữa
- Hình dáng bên ngoài: Cỏ sữa là loại cây thảo nhỏ, thấp,hình sợi, mọc trải rộng trên mặt đất, thân và cành màu đỏ tía. Khi bấm vào thân cây có một chất nhựa màu trắng đục như sữa chảy ra nên được gọi là cây cỏ sữa, nhìn bề ngoài khá giống với cây rau sam.
- Lá: Lá cây cỏ sữa mọc đối nhau, đối với loại lá lớn lá thường dài hơn, chóp nhọn, mép lá hơi khía tai bèo. Loại cỏ sữa lá nhỏ có hình thon tròn, cả hai loại lá đều màu xanh hình bầu dục hay thon dài, dài nhất 7mm, rộng chừng 4mm mép lá.
- Hoa: Hoa cỏ sữa thường mọc thành cụm ở các kẽ lá trải dài khắp thân cây.
- Quả: Quả nang mọc xen kẽ ở các kẽ lá, khi non có màu trắng, già chuyển màu nâu đường kính 1,5mm có lông trên vỏ.

III. Tác dụng của cây cỏ Sữa
1. Tác dụng chữa bệnh
- Thành phần hóa học
Y học hiện đại đã phân tích, trong cây cỏ sữa có các thành phần sau:
– Flavonoid: Có trong thân và lá cụ thể là chất Cosmosiin .Có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa, ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm nhiễm, dị ứng, đây cũng là một chất giúp làm giảm nguy cơ lão hóa rất tốt.
– Taraxerol: Được tìm thấy trong rễ cây cỏ sữa và cũng là hoạt chất chính dùng trong điều trị bệnh tiêu chảy.
–Tirucalol: Có trong loại thảo dược này có tác dụng xe khô, thu nhỏ ổ viêm ở niêm mạc dạ dày, đường ruột, giúp cân bằng hệ tiêu hóa.
Theo y học cổ truyền, cây cỏ sữa lá nhỏ thường có vị chua, hơi nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, thông huyết, thông sữa. Vị thuốc này được dùng để chủ trị cũng như phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa các bệnh ở đường tiêu hóa, mẩn ngứa da… Tác dụng chính như sau:
– Cây cỏ sữa có tác dụng điều trị bệnh đường tiêu hóa như: Đau bụng do tiêu chảy khi dùng vị thuốc này sẽ làm dịu cơn đau và chấm dứt tình trạng tiêu chảy.
– Tác dụng thông tia sữa ở phụ nữ sau sinh: Dùng toàn thân cây cỏ sữa rửa sạch nấu cháo ăn trong vòng 5 – 7 ngày sẽ hết tắc sữa.
– Điều trị mẩn ngứa ngoài da, mụn nhọt: Dùng thân cây cỏ sữa tươi rửa sạch ép lấy nước uống, bã để đắp lên vùng mụn nhọt sẽ làm giảm viêm, sưng tấy.
– Ngoài ra. Cây cỏ sữa còn được dùng để giảm đau trong trường hợp đau bụng kinh.
2. Tác dụng trang trí, làm cảnh
Cây cỏ sữa có đặc điểm là mọc trải rộng trên mặt đất nên tận dụng ưu thế này người ta còn trồng cây để làm cảnh. Có thể trồng bồn hoặc trồng tạo lớp thảm xanh dưới bóng các cây to cũng rất hợp lý.
Có thể trồng cây cỏ sữa ở những nơi hay tập chung nhiều người như: vườn thuốc nam của bệnh viện, trường học, sân vườn nhà ở…Không chỉ để làm cảnh mà còn sử dụng khi cần thiết.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây cỏ sữa
1. Cách trồng cây
Cây cỏ sữa là loài cây mọc hoang nên rất dễ trồng, dễ sống và không cần phải chăm sóc nhiều cây vẫn sinh trưởng tốt.
Cách trồng rất đơn giản chỉ cần gieo hạt hoặc bẻ những ngọn cây non để rơi vãi dưới đất có độ ẩm thích hợp cũng tự mọc rễ và sống rất khỏe mạnh.
Nếu trồng cây cỏ sữa với mục đích làm dược liệu thì phải trồng theo quy trình từ khâu làm đất, giống cây và phân bón thì mới thu được lợi nhuận cao.
Muốn cây sinh trưởng tốt nhất nên làm theo cách sau: Đất trồng phải làm sạch cỏ dại, cày xới tơi xốp, có thể dùng tay rạch hố trồng hoặc dùng máy rạch hàng cách hàng 30 – 50cm, cây cách cây là 20 – 30cm. Lót phân chuồng ủ hoai vào hố trồng để ủ khoảng 15 – 20 ngày là trồng được.
Cây giống cỏ sữa thường rất đơn giản chỉ cần bẻ những mầm cây từ non đến già đều có thể trồng được. Kích thước mỗi mầm từ 20 – 30cm, pha loãng thuốc kích rễ tưới đều lên giống cây rồi trồng xuống hố luôn. Lấp lớp đất dày để giữ ẩm cho phần gốc tránh nắng khô làm héo gốc sẽ kém ra rễ.

2. Cách chăm sóc
Sau khi trồng từ 1 – 2 ngày mà không có mưa phải tưới nước cho cây cỏ sữa để giữ ẩm đất, nên tưới nhẹ bằng vòi phun sương để tránh trôi đất ở hố trồng. Tưới 2 – 3 ngày một lần để đủ ẩm không cần tưới quá nhiều bởi thân cây cỏ sữa cũng đã có nhiều nước.
Sau 7 – 10 ngày pha phân bón kích rễ tưới cho ướt đẫm, tưới nhắc lại sau 10 – 15 ngày nhất là khi trời nắng khô lâu ngày để tăng độ hấp thụ dinh dưỡng của cây. Tưới vào chiều mát để giảm tình trạng bốc hơi khi tưới.
Khi cây cỏ sữa đã lên mầm xanh tốt, bón thêm phân NPK rắc mỏng để tránh xót rễ gây chết cây. Mỗi năm nên bón phân này 2 – 3 lần.
Ngoài ra, phân chuồng là loại phân rất ưa chuộng dùng cho cây trồng bởi nó làm tạo mùn cho đất và tăng độ phì nhiêu cho đất. Bón hai lần trong năm để có việc chăm sóc có kết quả tốt nhất.
Cây cỏ sữa thường bị bị một số loài rệp trắng và sâu hại lá non, loài này thường dễ diệt bằng thuốc trừ sâu. Nên dùng thuốc sinh học để thân thiện với môi trường và an toàn cho dược liệu.
Cỏ sữa là vị thuốc gần gũi, quen thuộc nhưng lại có công dụng rất tốt mà rất ít người biết đến. Bài viết trên đây đã giới thiệu rất chi tiết, đầy đủ về thông tin, công dụng và cách trồng, chăm sóc cây để có nguồn dược liệu tốt nhất.