Cây cỏ ngũ sắc còn gọi là cây cứt lợn là loài cỏ mọc hoang dại ven đường, đồi núi trọc, rất dễ nhận biết bởi khi vò lá cây có mùi hôi tự nhiên và hoa của cây cũng chỉ có một màu duy nhất chứ không có nhiều màu như cây hoa ngũ sắc. Nhiều người thường nhầm lẫn hai loại cây này là một. Cây không phải là loài cỏ vô tri, vô giác mà cây còn là một trong những vị thuốc đông y có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
I. Tổng quan về cây cỏ ngũ sắc
- Tên thường gọi: Cây cỏ ngũ sắc
- Tên gọi khác: Cỏ cứt lợn, cây cứt lợn, cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi, cây bù xích….
- Tên khoa học: Ageratum conyzoides L.
- Họ thực vật : Cây ngũ sắc thuộc họ Cúc – Asteraceae
- Nơi sống: Cây cỏ ngũ sắc thường mọc hoang dại phổ biến ở khắp nơi trên đất nước
- Tuổi thọ: Cây cỏ ngũ sắc là cây mọc hàng năm có tuổi thọ ngắn chỉ khoảng 10 – 12 tháng là cây già và úa và tự lụi đi rồi chết.
- Bao gồm các loại cây: Cây ngũ sắc trắng và cây ngũ sắc tía, cây thân tía có công dụng chữa bệnh cao hơn cây thân trắng.
II. Đặc điểm của cây cỏ ngũ sắc
- Hình dáng bên ngoài: Cây cỏ ngũ sắc là cây thân thảo nhỏ, mềm, mọc hàng năm. Cây có hai loại đó là cây thân màu trắng hoàn toàn từ gốc lên ngọn và loại cây tím hoàn toàn hoặc chỉ tím thân và cành. Trên thân có nhiều lông màu trắng hoặc tím nhỏ, mềm, bao phủ từ gốc đến ngọn cây.
- Kích thước: Cây trưởng thành cao từ 50 – 60cm đối với vùng đất màu mỡ.
- Lá: Lá cây ngũ sắc thường mọc đối, hình 3 cạnh chóp nhọn, dài từ 2 – 6cm, rộng 1 – 3cm. Mép lá có khía răng cưa tròn và sâu, cả hai mặt đều có nhiều lông có thể gây nhặm và ngứa khi chạm vào thân cây ở những người có cơ địa da nhạy cảm.
- Hoa: Hoa co ngũ sắc thường nhỏ tập trung ở ngọn cành và nhánh màu tím pha xanh. Khi hoa già rụng xuống đất gặp điều kiện thuận lợi, hạt trong hoa sẽ tự nảy mầm và mọc thành cây mới.
III. Tác dụng của cây cỏ ngũ sắc
- Tác dụng chữa bệnh
Cây cỏ ngũ sắc thường được ông cha ta sử dụng từ lâu đời với nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích chính vẫn là để chữa bệnh. Ông cha ta đã dùng lá và ngọn non của cây cỏ ngũ sắc rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước giỏ vào mũi trong trường hợp bị bệnh Viêm Xoang (chảy nước mũi nhiều và đau vùng xoang), Viêm mũi dị ứng (có hắt hơi, sổ mũi và ho). Kết quả là làm giảm các triệu chứng như: giảm chảy nước mũi, giảm đau, giảm ho rất hiệu quả
Theo đông y đã nghiên cứu về cây cỏ ngũ sắc như sau: cây có chứa tinh dầu, Alcaloid, Saponin, đây là những hoạt chất có tác dụng chống viêm, giải độc, thanh nhiệt, tiêu trừ u nhọt. Cây còn được sử dụng để bào chế làm thuốc chống viêm, chống dị ứng và giảm phù nề chủ yếu dùng trong các trường hợp: mụn nhọt, vết thương phần mềm sưng đau, các bệnh ngứa lở, chấn thương gây chảy máu nhiều.
Ngoài ra, còn có tác dụng trên một số trường hợp như: Viêm họng, viêm Amidan, Rong huyết ở sản phụ sau sinh.
- Tác dụng khác
Cây cỏ ngũ sắc còn được biết đến là loại thảo dược có công dụng trị gàu, giảm ngứa, giúp tóc suôn mượt khi dùng kết hợp với một số loại thảo dược khác như: hương nhu, mần trầu, bồ kết… Ngày nay, những loại thảo dược này đã được chiết xuất tinh dầu làm Dầu gội thảo dược được cả thế giới biết đến.
Cây cỏ ngũ sắc còn được dùng để phân xanh ủ hoai mục làm phân bón, cung cấp nguồn đạm tự nhiên cho cây trồng.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây cỏ ngũ sắc
1. Cách trồng
- Nhân giống
Cây cỏ ngũ sắc là cây mọc hoang nên rất khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, dễ trồng và chăm sóc. Cây được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, tách cây con và sự phát tán hoa nhờ gió và chim chóc.
- Đất trồng và cách trồng
Nếu gieo, trồng cây cỏ ngũ sắc với mục đích làm dược liệu, cần cày bừa đất tơi xốp, bón lót một lớp phân chuồng mỏng bằng cách rắc đều tay phủ đều lên mặt đất rồi mới gieo hạt.
Nếu trồng cần bổ hố cách nhau khoảng 30 – 40cm/ 1 cây, hàng cách hàng 40 – 50cm. Lót phân chuồng cho từng hố khoảng 200 – 500gr trước khi trồng.
2. Cách chăm sóc cây cỏ ngũ sắc
– Tưới nước là việc làm cần thiết đối với mọi cây trồng, đối với cây cỏ ngũ sắc thì việc tưới nước cũng không cần quá đều đặn bởi đây là cây mọc hoang. Cây đã quá thuần hóa với mọi điều kiện thời tiết nên rất khỏe mạnh.
Sau khi trồng tưới luôn cho cây và những ngày sau đó tưới cách nhật rồi thưa dần cho đến khi cây bén rễ và ra chồi.
– Phân bón: khi cây cỏ ngũ sắc đã cứng cáp, bắt đầu tưới phân dạng lỏng để cây hấp thụ nhanh lượng dinh dưỡng đã bổ sung.
Khoảng 2 – 3 tháng sau khi trồng, bón phân dạng viên tan chậm, nên tưới vào ngày mưa để giảm công tưới nước.
Mỗi năm nên bón một lần phân chuồng hoai mục để cải tạo đất, giúp phát triển các loài vi sinh vật có lợi trong đất và làm tăng độ phì nhiêu trong đất.
– Phòng trừ sâu bệnh: cây cỏ ngũ sắc thường rất ít sâu bệnh hại cây, chỉ có loài rệp ăn lá làm xoăn búp non khi mới ra. Loại côn trùng này có thể bắt bằng tay được nhưng với số lượng ít. Khi lây lan ra toàn bộ diện tích có thể dùng thuốc BVTV để trừ côn trùng gây hại, bằng cách pha nước với thuốc Pactac, Altach…với nồng độ cho phép trên bao bì. Phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối bởi đây là thời điểm côn trùng hoạt động mạnh nhất.
Cây cỏ ngũ sắc thường hay bị nhầm lẫn với loại hoa cảnh ngũ sắc. Tuy có cùng tên gọi nhưng cây cỏ ngũ sắc lại có công dụng chữa bệnh vượt trội. Hãy sưu tầm và lưu lại những cây thuốc dân gian mà bạn yêu thích nhé.