Cây Cau Trắng

Sắc trắng của hoa và sắc đỏ của trái đã tạo nên điểm nhấn đặc biệt cuốn hút cho cây cau trắng. Cùng với cây Trầu, cây Cau còn mang ý nghĩa đặc biệt được thể hiện rõ nét trong văn hóa dân gian Việt Nam. Cây thường cho hoa và quả quanh năm, kích thước cây thấp hơn, hình dáng thon gọn nên được lựa chọn trồng nhiều hơn so với các loại cây khác cùng họ. Hãy cùng điểm qua các thông tin về cây nhé!

I. Giới thiệu về cây Cau bụng

Tên thường gọi: Cây cau trắng
Tên gọi khác: Cau bẹ trắng, cây cau kiểng, cây cau trái đỏ
Tên khoa học: Veitchia  merrillii
Tên tiếng anh: Christmas Palm, Adonidia Palm
Họ thực vật: Thuộc họ cau Arecaceae
Nguồn gốc xuất xứ: Cây được tìm thấy ở quốc đảo Fiji nằm ở phía Nam Thái Bình Dương
Nơi sống: Cây thường mọc ở ven bãi biển, nơi gần nước
Phân bố: Cây được trồng rộng rãi ở các nước trên thế giới, chủ yếu là các nước nhiệt đới có diện tích biển, đảo nhiều như: Hawaii (Mỹ), Indonesia, Philippin, Việt Nam….
Màu sắc của hoa: Màu trắng
Thời gian nở hoa: Cây cau trắng cho hoa quanh năm
Cây cau trắng
Cây cau trắng cho hoa quanh năm

II. Đặc điểm của cây Cau trắng

  • Hình dáng bên ngoài: Cây cau trắng cũng giống như các cây họ cau khác, thân cây có dạng hình cột, trên thân có nhiều đốt nhỏ và dày sát nhau là dấu tích còn lại của bẹ lá sau khi rụng.
  • Kích thước: Chiều cao cây trưởng thành từ 7 – 10m.
  • Lá: Lá cau trắng là dạng lá kép lông chim, mặt trên lá màu xanh đậm và màu xanh bạc ở mặt dưới lá. Lá dài tính từ gốc bẹ lá đến chóp khoảng 2 – 3m, lá gốc thường ngắn hơn, càng lên ngọn lá càng dài dần. Các lá kép nhọn mọc đối xứng tỏa ra từ hai bên cuống, lá kép ở ở đoạn gốc và đoạn chóp lá thường ngắn hơn so với đoạn giữa của gân lá. Các lá kép mềm, buông thẳng xuống và khẽ đưa rung rinh trước gió. 
  • Hoa: Hoa cau trắng thường nở quanh năm, thường nở theo cụm từ những nốt sẹo trên cây khi  bẹ lá đã rụng. Hoa cau khi nở có màu trắng và có mùi thơm ngát đó cũng là lý do vì sao lại gọi là cây cau trắng.
  • Quả: Quả cau trắng khi non có màu trắng bạc, khi quả căng đẫy chuyển xanh lục và khi chín có màu đỏ tươi trông khá đẹp mắt. Quả có hình trái xoan, vỏ cứng, kích thước bằng ngón chân cái của người trưởng thành, khi quả già khô không hái cũng tự rụng đi và mọc mầm tạo thành cây con mới.
Xem thêm:  Cây Gạo

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Cau trắng

1. Ý nghĩa phong thủy

Đã từ lâu, màu đỏ được tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Sắc đỏ của những chùm cau cũng vậy, không chỉ thể hiện những ý nghĩa đó mà chúng còn tượng trưng cho một mái ấm gia đình. Ở đó, các thành viên luôn biết yêu thương, nhường nhịn lẫn nhau, tình cảm vợ chồng gắn bó, khăng khít, bền chặt. 

Giống như câu chuyện “Sự tích trầu cau” đã kể, câu chuyện không chỉ kể đơn thuần về hình ảnh của tảng đá, cây cau và cây trầu mà ẩn sau đó là những tình cảm yêu thương, giận hờn. Tình cảm anh em đã gắn bó từ thuở bé, tình cảm vợ chồng tuy mới nảy nở nhưng cũng là mối duyên nợ dài lâu. Dù cho phải chết, thân xác hóa thành đá hay thành cây thì anh em và vợ chồng trong câu chuyện vẫn bên nhau mãi mãi và được lưu truyền, ca tụng đến ngày nay. 

Điều đó lý giải tại sao trong các dịp lễ ăn hỏi, lễ cưới lại có trầu cau. Bởi miếng trầu là đầu câu chuyện, hơn nữa vôi với lá trầu thêm miếng cau khi nhai quyện vào nhau tạo thành nước trầu có màu đỏ thắm, vị thơm nồng.  Đó cũng là lời gửi gắm, lời chúc cho những đôi uyên ương tình cảm  luôn mãi gắn bó, son sắc, nồng đượm như thế mãi về sau.

Xem thêm:  Các loại Hoa Dễ Trồng Sống Lâu nên có trong vườn của bạn

2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Sắc trắng của hoa và sắc đỏ của quả cau đã tạo điểm nhấn đặc biệt cho cây cau trắng, hơn nữa tán lá rộng che bóng tốt nên rất được ưa chuộng trồng làm cây xanh đô thị, cây công trình giúp tạo cảnh quan môi trường luôn xanh mát. Cây được trồng ở những nơi như: Khu đô thị, khu  nghỉ dưỡng sang trọng, khu du lịch, công viên, trường học, bệnh viện, trồng thành hàng làm cổng vào nhà…Cây có kích thước thấp nên phù hợp với mọi không gian diện tích giúp mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho các công trình.

Cây cau trắng không chỉ được t

Tìm hiểu về cây cau trắng
Sắc đỏ của những chùm cau tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng

rồng làm đẹp ngoại thất sân vườn mà còn được trồng làm cây bonsai trang trí nội thất, văn phòng rất  sang trọng và đẹp mắt. Lá cau trắng giúp lọc bụi bẩn và hút mùi hôi trong phòng khách, bếp ăn tạo bầu không khí thoáng mát, xanh sạch cho ngôi nhà của bạn.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Cau trắng

1. Cách trồng cây

  • Cách chọn cây giống

Hầu hết các loài cây cau thường được nhân giống bằng cách ươm hạt. Quả cau trắng mang về qua quá trình phơi khô hoặc ủ đống cho phân hủy hết phần vỏ rồi đem ươm. 

Khi mầm cây cau trắng đạt chiều cao từ 30 – 50cm, khoảng 4 – 5 lá là đem trồng nơi đất mới. Cần chọn những cây giống đạt chuẩn không sâu bệnh, lá xanh tốt, thân thẳng và không biến dạng.

  • Đất trồng

Cây cau trắng không kén chọn đất bạn có thể trồng bất cứ nơi đâu. Nhưng để cây sinh trưởng nhanh nên chọn loại đất thịt, giàu dinh dưỡng, giàu mùn và ẩm mát gần mương nước, bể nước…

Lấy đất vào chậu hoặc khay rồi trộn với phân chuồng hoặc lót phân vi sinh để ủ cho ải phân. Nếu trồng ngoài đất, đào hố với kích thước 30 x 30cm đảo tơi đất rồi rắc khoảng 0,5 kg phân chuồng rồi tiếp tục ủ khoảng 2 tháng mới trồng cây cau trắng.

Có thể trồng trong chậu làm cây bonsai hoặc trồng ngoài sân vườn tùy ý nhưng phải lựa chọn hướng thích hợp khi cây to giúp tạo bóng mát cho ngôi nhà. 

Xem thêm:  Cây Trúc Mây

Thời vụ trồng cây cau trắng tốt nhất là từ tháng giêng đến tháng 9 hàng năm, nếu trồng muộn vào mùa đông cây sẽ kém phát triển thậm chí làm chết cây con.

  • Kỹ thuật trồng cây

Xé bỏ túi bầu, nếu ươm trong khay thì cậy thủng đáy khay và đặt cả bầu xuống đất. Vùi đất, nén chặt xung quanh bầu cây, lấp đất mỏng quá mặt bầu khoảng 2cm để tránh bị bệnh nghẹt rễ. 

Sau khi trồng tưới nước luôn để giữ ẩm cho cây cau trắng và làm giàn che nếu cần thiết, cần cắm cọc để cố định cây khi mùa mưa gió tránh làm đứt bộ rễ non nớt của cây.

2. Cách chăm sóc cây

Cau trắng là cây ưa ẩm nên cần tưới nước đều đặn cho cây ít nhất mỗi ngày 2 lần.

Khi cây khoảng 10 – 15 ngày tuổi ngoài lượng phân khô ủ đã lót trước khi trồng thì cần kết hợp tưới thêm phân bón vi lượng bón rễ giúp bộ rễ khỏe, hấp thu dinh dưỡng nhanh. 

Khi cây cau trắng kích thước cao hơn, có thể  bón thêm phân NPK định kỳ 2 lần trong năm để cây phát triển tốt.

Khi cây xuất hiện các dấu hiệu vàng lá, lá héo rũ thì phải cắt bỏ lá đi và xem lại bộ rễ có thể là nấm rễ do vi khuẩn gây ra. Nếu bệnh nhẹ thì xử lý bằng thuốc gốc đồng: Đồng copper tưới xuống gốc, kết hợp dùng thêm Alvin syngenta để tăng sức đề kháng cho cây. Nếu cây trong tình trạng nặng lá héo rũ cụp xuống thì nhổ bỏ, bón vôi khử trùng đất và dùng đất mới để trồng cây. 

Trên đây là những chia sẻ rất hữu ích về thông tin, cách trồng và chăm sóc cây cau trắng, loài cây không chỉ tô đẹp cho cảnh quan môi trường mà còn mang trong mình ý nghĩa rất đẹp và sâu sắc. Do vậy, cây còn được trồng để lấy quả với mục đích phục vụ cho các dịp lễ, đây là thuần phong mỹ tục riêng của người Việt từ xa xưa cho đến bây giờ.

5/5 - (3 bình chọn)
Về Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.

Viết một bình luận