Cây Bá Bệnh

Cây bá bệnh là loại dược liệu rất quý trong kho tàng dược liệu của nước ta và được bào chế theo nhiều dạng khác nhau. Cây có rất nhiều công dụng chữa bệnh và đạt hiệu quả khá cao khi dùng riêng hoặc dùng phối hợp. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và cách trồng, chăm sóc cây bá bệnh đến với bạn đọc. 

I. Giới thiệu về cây Bá bệnh

  • Tên thường gọi: Cây bá bệnh
  • Tên khác: Mật nhân, bách bệnh, hậu phác, tiếng miền Nam gọi là Mật nhơn, bá bịnh…
  • Tên khoa học: Eurycoma longifolia
  • Họ thực vật: Cây bá bệnh thuộc chi Eurycoma, họ Simaroubaceae (họ Thanh thất)
  • Nguồn gốc xuất xứ: Cây là loài bản địa của Malaysia và  Indonesia…
  • Nơi sống: Cây bá bệnh ưa sống ở những vùng núi có độ cao dưới 1000 mét hoặc các khu vực trung du có khí hậu mát mẻ. Cây mọc nhiều ở khu vực Tây Nguyên hay những vùng đồi núi  thấp.
  • Phân bố: Bá bệnh mọc tự nhiên rất nhiều ở khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Philippin, Ấn Độ, phía Nam Trung Quốc, Thái Lan….Ở nước ta, 
Cây bá bệnh
Cây bá bệnh còn có tên gọi khác là Mật nhân, bách bệnh, hậu phác, tiếng miền Nam gọi là Mật nhơn, bá bịnh…

II. Đặc điểm của cây Bá bệnh

  • Hình dáng bên ngoài:  Cây bá bệnh là một loại cây bụi nhỏ, thân mảnh, thẳng đứng và không phân cành chỉ có các nhánh lá mọc vươn ra từ thân cây. Vỏ cây khi non màu nâu đỏ, khi cây trưởng thành vỏ màu nâu xám. 
  • Kích thước:  Cây Bá bệnh trưởng thành có chiều cao khoảng 10m hoặc hơn
  • Lá: Lá cây thuộc dạng lá kép có từ 30 – 40 lá chét đối xứng nhau, mặt trên lá có màu xanh bóng và mặt dưới lá nhạt màu hơn.
  • Kích thước của mỗi lá kép có thể dài từ 50 – 100cm khi cây trưởng thành, trong khi đó các lá chét nhỏ chỉ có chiều dài từ 5 – 15 cm và bề  ngang lá tối đa khoảng 6cm.
  • Hoa: Hoa cây bá bệnh thuộc dạng hoa lưỡng tính mọc thành từng cụm nhỏ hình chùy và  nở rải rác từ  tháng hai đến tháng ba hàng năm. Hoa màu đỏ nâu mọc ra từ kẽ lá, cánh hoa thường nhỏ  và mềm mượt và  được bao phủ bởi nhiều lông tơ mịn.
  • Quả: Cây bá bệnh thường kết quả  tháng 3 – 4, quả có hình trứng bên trong lõi chứa một hạt.  Vỏ cứng, có nhiều khía dọc nhỏ ở trên vỏ, vỏ thay đổi màu theo từng giai đoạn từ khi còn non quả có màu vàng nâu và chuyển dần sang màu nâu đỏ khi quả già chín. Nếu không thu hoạch kịp thời, quả chín tự rụng xuống đất khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ  nảy mầm thành cây con và đâm chồi nảy lộc tạo thành cây mới.
Xem thêm:  Cây Bòn Bon
Cây bá bệnh - đặc điểm
Cây bá bệnh là một loại cây bụi nhỏ, thân mảnh, thẳng đứng và không phân cành

III. Tác dụng của cây bá bệnh

Bộ phận của cây bá bệnh thường dùng là vỏ thân cây và rễ. Vỏ và rễ sau khi thu hái nên rửa qua đất cát, băm nhỏ, phơi hoặc sấy khô dùng để sắc uống. Ngoài ra, còn được bào chế thành các dạng như sau: tán thành bột mịn, nấu tươi thành cao lỏng, bào chế thành viên nang…

Bộ phận này có vị đắng, tính mát, đây một vị thuốc đông y khá quý hiếm có tác dụng giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, lương huyết… Được sử dụng để chữa các chứng bệnh ở  nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như:  

  Viêm da, lở loét, chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

–  Kích thích tiêu hóa: giảm đầy bụng, khó tiêu

– Chủ trị bệnh lỵ

– Giúp giải rượu nhanh

– Tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị sinh lý yếu ở nam giới

Cây bá bệnh - tác dụng
Giúp giải rượu nhanh

– Chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều

– Dùng để ngâm rượu

Cây bá bệnh có nhiều tác dụng là thế, nhưng phải nắm  rõ cách dùng: chỉ dùng từ 4 – 6g, không được dùng cho phụ nữ mang thai từ đầu đến cuối thai kỳ.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây bá bệnh

1. Cách trồng cây

  • Cách nhân giống

Sau khi quả của cây bá bệnh già chín rồi  tự rụng xuống và mọc rất nhiều cây con. Do đó có thể nhổ những cây con mang về trồng hoặc lấy quả về  gieo hạt. Trước khi gieo cần xử lý hạt giống  trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1% trong khoảng 30 phút để khử khuẩn đảm bảo sạch vi khuẩn và côn trùng.

Xem thêm:  Cây Linh Sam (Ba Chia)
Trồng cây bá bệnh
Sau khi quả của cây bá bệnh già chín rồi  tự rụng xuống và mọc rất nhiều cây con
  • Cách gieo hạt giống cây bá bệnh

Bước 1: Xử lý hạt giống

  • Nếu mùa đông ngâm hạt giống bá bệnh trong nước ấm khoảng 30 độ C trong thời gian 2 – 3 giờ rồi vớt  hạt, để ráo, nếu mùa hè thì làm ngược lại.
  • Dùng vải mỏng ủ hạt để nơi ấm áp giúp nhanh nảy mầm.
  • Mùa lạnh cần tưới nước ấm mỗi ngày đều lên hạt đang được ủ, khoảng 3 – 4 ngày là hạt nứt nanh  thì mang ra gieo. 

Bước 2: Gieo hạt

  • Cày bừa, làm đất tơi xốp, bón lót thêm phân chuồng rải đều lên mặt luống gieo. Hoặc có thể gieo vào bầu nilon, cần trộn các loại đất và phân với tỷ lệ hợp lý mới đóng đất vào bầu để chuẩn bị gieo hạt.
  • Sau khi gieo hạt bá bệnh trên luống hoặc gieo trong bầu rồi phủ 1 lớp rơm, rạ, đất mỏng lên trên mặt bầu để tạo độ ẩm và chuyển bầu vào nơi thoáng mát. 
  • Khoảng 5  – 7 ngày sau hạt mọc mầm lên thì gỡ bỏ  lớp rơm rạ để cây dễ quang hợp. 

Cách trồng cây bá bệnh bằng cây con
Khi vận chuyển cây con về, nên giâm cây bá bệnh vào bầu, xô, chậu ở nơi mát mẻ khoảng 15 – 20 ngày, có ánh sáng, tưới phân bón rễ để cây hồi lại rồi mới trồng. Sau đó tưới nước đều đặn ngày hai lần mỗi ngày vào lúc sáng và chiều mát để cây nhanh bén rễ và ra lá non.

Xem thêm:  Các loại cây ra hoa vào mùa Đông đẹp không thể bỏ qua

Khoảng 30 ngày sau, có thể di chuyển cây con ra vị trí trồng mới thích hợp hơn. Hố trồng cần đào sâu khoảng 30 x 30cm, trộn phân chuồng hữu cơ và đất rồi cho hỗn hợp xuống hố bón lót cho cây bá bệnh. Gỡ bỏ chậu ươm, nhấc bầu cây đặt xuống hố rồi dùng đất lấp đầy hố nhưng không lấp quá mặt bầu 3 – 5cm.. 

2. Cách chăm sóc cây bá bệnh

Những ngày đầu phải tưới cho luống gieo và cây con bá bệnh đều đặn, đảm bảo đất luôn ẩm nhưng không quá nhão. Khi bắt đầu ra chồi non, chỉ  nên tưới  khi thấy lớp đất trên bề mặt có biểu hiện khô. 

Nếu trong luống gieo có cây còi cọc, cây bị sâu bệnh, thối nhũn rồi chết nên nhổ bỏ, rồi phun thuốc Nấm kịp thời. Nếu cây trồng cây bá bệnh trong vườn bị chết cần trồng dặm ngay bằng cây trồng khác khỏe hơn.

Chăm sóc cây bá bệnh
Cây bá bệnh thường mọc dại trên đồi, núi nên có khả năng kháng bệnh rất tốt

Cần bổ sung thêm các loại phân bón rễ, bón lá tưới lên thân lá hoặc tưới vào gốc để kích thích ra rễ non tạo cho cây có bộ khung chắc chắn. Các loại phân có thể dùng là AH Thanh Hà, Grow more, Đầu trâu 501….

Cây bá bệnh thường mọc dại trên đồi, núi nên có khả năng kháng bệnh rất tốt, rất ít khi phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật.

Cây bá bệnh có rất nhiều công dụng mà ta chưa hề biết đến. Do vậy, mỗi chúng ta, mỗi gia đình hãy  trồng ít nhất là một cây để gây giống cho loài cây thuốc quý này nhé và để áp dụng vào bản thân mỗi khi cần thiết. 

5/5 - (3 bình chọn)
Về Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.

Viết một bình luận