Với nhiều tên gọi khác nhau, cây ánh hồng trở nên thân thuộc với người yêu cây cảnh và hoa. Cây mang ý nghĩa may mắn, có tác dụng làm cảnh, chữa bệnh nên được giới yêu cây lựa chọn.
I. Giới thiệu về cây Ánh Hồng

II. Đặc điểm của cây Ánh hồng
- Hình dáng bên ngoài: Cây ánh hồng thuộc loại cây dây leo bán gỗ, chúng thường mọc leo trên giàn, hàng rào hoặc thân của các cây lớn để hứng ánh sáng mặt trời.
- Kích thước: Cây có chiều cao khoảng 2-5m.
- Lá: Cây ánh hồng cho lá mang hình trứng, khá cứng, ở hai đầu sẽ hơi nhọn và có màu xanh bóng. Điều đặc biệt là lá cây sẽ có mùi tỏi khi bị vò nát.
- Hoa: Hoa của cây ánh hồng có sắc tím nhẹ xen lẫn trắng, với cánh hoa mỏng, đầy mềm mãi và rất rễ rụng. Hoa thường mọc ở nách lá thành từng chùm dày đặc chứa khoảng 10 – 20 bông. Cây ánh hồng cho hoa rải rác trong năm, đặc biệt là sau mỗi đợt mưa mùa hè, cây thường sẽ ra hoa rất nhiều.
- Cành: Cây ánh hồng có rất nhiều cành nhánh, với những cành non mềm mại mọc dài, cùng các dây leo tua cuốn ở đỉnh của lá kép giúp cây có khả năng leo bám tốt.
- Quả: Cây ánh hồng có quả, tuy nhiên rất ít khi bắt gặp.

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Ánh hồng
1. Ý nghĩa phong thủy
Cây ánh hồng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và giúp gia chủ trong việc làm ăn, kinh doanh, buôn bán.
Hoa của cây ánh hồng với sắc tím còn thể hiện cho sự thủy chung, sắt son, bền chặt trong tình yêu, cuộc sống.
Ngoài ra, cây ánh hồng cũng thể hiện sự đoàn kết, mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống.

2. Tác dụng
- Tác dụng trong trang trí, làm cảnh
Với sắc hoa đẹp cùng thân cành mềm mại, dễ uốn nên cây ánh hồng rất được yêu thích và được lựa chọn trồng ở nhiều nơi khác nhau.
Cây ánh hồng với thân leo nên thường được chọn trồng leo trên các bức tường biệt thự, nhà cao tầng, hay hàng rào, giàn leo tạo nên bức thảm đầy lãng mạn, thu hút ánh nhìn của người khác, vừa giúp che nắng, tạo bóng mát.
Bên cạnh đó, cũng có thể trồng cây ánh hồng để tạo thành vòng cổng, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn
Cũng có thể trồng kết hợp cây ánh hồng với các loại cây khác, nhằm tạo nên chậu cây đầy màu sắc, mang lại cảm giác trong lành, hòa vào thiên nhiên cho người trồng.
- Tác dụng chữa bệnh
Theo như tròng Đông y, các bộ phận của cây hoa ánh hồng thường có tính bình, vị ngọt và được sử dụng hiệu quả trong việc an thần, giải nhiệt, bổ thận, chống rôm sảy, giảm đau lưng mệt mỏi,…
- Tác dụng khác
Cây ánh hồng ngoài tác dụng làm cảnh, chữa bệnh thì còn rất hiểu quả trong việc xua đuổi rắn, bởi cả lá và hoa của loại cây này đều mang mùi tỏi rất nồng, khiến rắn không dám đến gần.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Ánh hồng
1. Cách trồng cây
- Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây Ánh hồng. Lưu ý là dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Cây ánh hồng không kén đất nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng nếu bạn muốn cho cây nhanh lớn và ra hoa nhiều thì nên chọn đất màu mỡ, giàu mùn, chất dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt.
Ngoài viêc mua đất bán sẵn thì bạn cũng có thể trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân gà, mùn hữu cơ,… Trước khi tiến hành trồng cây bạn nên bón lót với vôi và phơi ải khoảng 15 – 20 ngày nhằm giúp diệt các mầm bệnh hại có trong đất.
- Trồng hoa
Người ta thường chọn phường pháp giâm cành khi nhân giống cây ánh hồng. Với việc lựa ra những cành cây dài tầm 15 – 10cm, không bị già quá mà cũng không non quá, có từ 2 -3 mắt, sau đó cắt xéo và cắm giá thể tơi xốp, đủ ẩm.
Cây sẽ bắt đầu mọc rể mới, nảy chồi sau khoảng 15 – 20 ngày, khi đó chúng ta có thể mang cây đi trồng ở nơi đã chuẩn bị sẵn. Ở giai đoạn này khi cây còn mới, cần chú ý thường xuyên tưới nước, che nắng và chăm sóc thật tốt.

2. Cách chăm sóc cây
Vào mùa khô, cần tưới nước 2-3 ngày/lần, mùa mưa không cần tưới cho cây.
Hàng tháng bón phân hoặc bón 2-3 tháng/lần cho cây, tăng cường dinh dưỡng sau đợt cắt tỉa cành nhánh để thúc cây phát triển. Có thể bón phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ hoặc phân NPK đều được.
Sau mỗi đợt cây ánh hồng ra hoa, để kích thích cho cây ra thêm nhiều nhánh, ra hoa vào thời gian tiếp theo thì cần chú ý tỉa cành.
Cây ánh hồng là giống cây leo bám, do đó cần làm giàn cho cây, hoặc trồng cây ở gần những nơi có thể leo lên.
Bạn cũng cần thay chậu và bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây ánh hồng nên trồng cây trong chậu cũ từ 2 – 3 năm. Bên cạnh đó, cũng nên cắt tỉa cành nhánh để cho ra cành mới, giúp cây xanh tốt hơn.