Phương pháp làm sạch nước bằng một số loài thực vật đang dần trở nên phổ biến và được đánh giá cao hiện nay. Cũng giống như một số cây trồng trong nhà có thể làm sạch không khí, một số cây thủy sinh có thể làm sạch nước.
Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về các loại cây thủy sinh đó nhé.
I. Định nghĩa cây thủy sinh
Cây thủy sinh đúng như tên gọi của nó là loài cây sống trong môi trường nước hoặc cần có nước chúng mới có thể sống được. Có những cây sống chìm hẳn dưới mặt nước, bên cạnh đó, có loài chỉ sống trên mặt nước hoặc một phần thân thể của chúng ngập trong nước mà thôi.
II. Lý do nên trồng cây thủy sinh lọc nước
- Vì đây là phương pháp tận dụng các loài cây có trong tự nhiên nên không tốn kém các chi phí xử lý nước thải bằng những biện pháp khác. Bên cạnh đó, những loài cây thủy sinh này không cần chăm sóc nhiều, sống gần như hoang dã.
- Cây thủy sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một khu vườn hoặc ao nước lành mạnh. Chúng không chỉ hấp thụ carbon dioxide và giải phóng oxy vào trong nước, cải thiện môi trường nước, mà còn hấp thu chất dinh dưỡng và các chất độc hại từ nước.
- Cây thủy sinh còn góp phần làm đẹp cho không gian và môi trường xung quanh.
III. Các loại cây thủy sinh lọc nước
1. Cây thủy trúc
Cây thủy trúc là loại cây thân thảo, thân có màu xanh đậm, bóng và chiều cao trung bình từ 40 – 70cm. Chúng có tuổi thọ cao, sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nước nên được ưa chuộng trồng làm cây thủy sinh.
Nhiều người thường trồng cây thủy trúc để trang trí hồ nước, sân vườn cũng như làm đẹp nhà cửa,… Loại cây này có khả năng lọc và làm sạch nước rất tốt, chúng có thể xử lý tốt nước thải nhờ khả năng hấp thụ các chất hữu cơ có trong nước.
Bên cạnh đó, thủy trúc còn là cây cảnh có ý nghĩa phong thủy giúp gia chủ có thể trừ tà, xua đuổi ma quỷ và mang đến những điều may mắn, tốt lành.
2. Cây bèo tây
Cây bèo tây còn được nhiều người biết đến với tên gọi là cây lục bình hoặc cây bèo Nhật Bản. Chúng có khả năng hấp thụ các loại kim loại nặng như thủy ngân, chì,… có trong nước, từ đó giúp nguồn nước trở nên sạch hơn, giảm độ ô nhiễm hơn.
Cây bèo tây là cây thân thảo, có hoa tím rất đẹp mắt. Chúng có khả năng sinh sản rất nhanh và sống nổi trên mặt nước và tạo từng đám trôi theo dòng nước. Mặc dù sống chủ yếu dưới nước nhưng cây bèo tây còn có thể sống cả trên cạn hoặc những nơi đầm lầy ẩm ướt.
3. Cây cỏ nến
Cây cỏ nến là loại cây thủy sinh được dùng rất nhiều trong ngành sinh vật học nhờ những tác dụng của nó đối với môi trường.
Đây là loại cây mọc thành bụi dày, sống chủ yếu ven các đầm, hồ nước,… Chúng được biết đến với khả năng làm sạch nước vô cùng hiệu quả nhờ việc có thể làm lọc và làm giảm các chất thải, các chất hữu cơ có trong nguồn nước, từ đó giúp nước ở những nơi cỏ nến mọc lên đều sạch và bớt ô nhiễm hơn.
Bên cạnh đó, cây cỏ nến còn có tác dụng chống xói mòn đất và giúp làm khô đầm lầy nên được rất nhiều nơi áp dụng trồng diện rộng.
4. Cây đuôi ngựa
Cây đuôi ngựa có chứa rất nhiều hàm lượng silicic acid, silicates, manganese, aluminum và kali,… những chất này đều có tác dụng loại bỏ bớt lượng nước dư thừa, tăng cường liên kết các mô cơ. Chúng ta sẽ thường thấy chúng mọc nhiều vào đầu xuân và mùa hè.
Trong nhiều nghiên cứu, con người đã tận dụng tối đa những đặc tính sinh hóa của cây cỏ ngựa để áp dụng vào việc xử lý nước thải cũng như lọc hiệu quả hơn.
5. Cây sậy
Cây sậy cũng là loại cây thủy sinh mọc thành bụi lớn, chúng có khả năng hấp thụ và phân hủy các chất hữu cơ, chất kim loại nặng có trong nước nhờ một loại sinh vật sống ở rễ của cây. Do đó, cây sậy có thể làm sạch môi trường nước ở nơi mà chúng sinh sống. Và người ta khuyên rằng là những nơi có chất thải y tế thải ra nên trồng nhiều loại cây này.
Không những vậy, rễ của cây sậy còn có khả năng làm tăng lượng oxy trong cát và vẫn đảm bảo chảy qua cát. Dù cây có trong thời kỳ ngừng sinh trưởng thì quá trình lọc và xử lý nước thải vẫn tiếp diễn bình thường.
6. Cây rau mác
Nhiều người cũng đã biết đến rau mác như một loại thuốc giúp tiêu độc, giải nhiệt, khử trùng và hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh thông thường.
Bên cạnh đó, chúng còn là cây thủy sinh có tác dụng giảm ô nhiễm và làm sạch nguồn nước nhờ khả năng xử lý các chất ni tơ, phốt pho cùng nhiều chất hữu cơ khác có trong nước. Đồng thời giúp giảm tác hại của nước thải đen, nước thải xám đến môi trường sống.