Hoa Hồng Cổ Son Môi

Được xếp vào Top 10 loại hoa hồng cổ nhất ở Việt Nam, hoa hồng cổ son môi không chỉ đẹp ở vẻ bề mà còn có hương thơm nồng nàn, dịu ngọt làm say đắm những người yêu hoa. Sở dĩ được gọi với cái tên là Son môi là bởi cánh hoa có màu hồng thắm được ví như đôi môi hồng, mềm mọng của nàng thiếu nữ đang độ tuổi trăng tròn. Hãy cùng Canhdien.com tìm hiểu thêm về loài hoa cổ này nhé.

I. Giới thiệu về cây Hồng cổ son môi

  • Tên thường gọi: Cây Hồng cổ Son Môi
  • Tên gọi khác: Cây Hồng Ngọc Lộ, cây hồng Son Môi
  • Tên tiếng anh: Pink Damask rose, Paneer rose, Edward rose
  • Tên khoa học: Rosa Damascena
  • Họ thực vật: Cây thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae)
  • Nguồn gốc, xuất xứ: Cây Hồng cổ son môi có nguồn gốc từ khu vực Trung Đông từ thời cổ đại
  • Tuổi thọ: Là cây có đặc tính khỏe mạnh sống rất lâu có thể sống trên 50 năm
  • Phân bố: Ở nước ta cây Hồng cổ son môi được trồng rộng rãi làm cây cảnh, cây kinh doanh hầu hết trên khắp cả nước. Nhưng nhiều nhất vẫn làson môi (Lào cai), Đà Lạt (Lâm Đồng), Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa..…
  • Màu sắc của hoa: Hoa hồng son môi có màu hồng cánh sen
  • Thời gian nở hoa: Hoa thường nở quanh năm
Hoa hồng cổ son môi
Hoa hồng son môi có màu hồng cánh sen

II. Đặc điểm của cây Hồng cổ son môi

  • Hình dáng bên ngoài: Cây hồng cổ son môi có thân gỗ mềm mọc thành bụi cao và thẳng đứng, thân lá màu xanh đậm có nhiều gai sắc nhọn.
  • Kích thước: Cây trưởng thành có chiều cao từ 1 – 2 m, đường kính tán từ 100 – 120cm. 
  • Cành:  Cành cây hồng cổ thường rất ít chỉ mọc cành từ gốc lên không phân nhánh.
  • Lá: Lá cây hồng cổ son môi là dạng lá kép lông chim lẻ có từ 5 – 7 lá nhỏ hình bầu dục màu xanh đậm, cứng, đầu lá tù, chóp nhọn. Mỗi cuống lá có 2 – 3 cặp lá mọc đối xứng, lá lẻ còn lại mọc ở đoạn cuối cuống lá, mép thường có hình răng cưa nhọn. Cây hồng cổ son môi thường không thay lá theo mùa mà chúng chỉ rụng những lá gốc già khi thiếu dinh dưỡng hoặc bị bệnh hại cây. 
  • Hoa: Hoa hồng son môi là dạng cánh đơn có từ 20 – 25 cánh màu hồng cánh sen. Chùm hoa rất to thường được kết hợp từ 20 – 30 nụ trên mỗi chùm và mỗi nụ lại có thời gian nở và tàn khác nhau. Tuy vậy, đường kính mỗi bông hoa lại không hề nhỏ khoảng  7 – 10cm. Hoa có hương thơm rất cổ điển nhưng lại khá dễ chịu giống như nước hoa hồng Pháp nên khi hoa nở thường xuất hiện nhiều loại ong vây quanh hút mật. Hoa nở quanh năm và thời gian nở khoảng 2 – 3 ngày mới tàn, mùi thơm đậm nhất là khi hoa mới chớm nở.
Xem thêm:  Các loại cây trồng hàng rào giúp trang trí đem lại sự riêng tư
Tìm hiểu về hoa hồng cổ son môi
Hoa có hương thơm rất cổ điển nhưng lại khá dễ chịu giống như nước hoa hồng Pháp nên khi hoa nở thường xuất hiện nhiều loại ong vây quanh hút mật

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Hồng cổ son môi

1. Ý nghĩa

Với dáng vẻ đầy kiêu sa, huyền bí cùng với hương thơm nồng nàn dịu nhẹ, hoa hồng son môi được ví như một nữ hoàng hoàn mĩ và trọn vẹn. Do đó, mà hầu hết các loại hoa hồng còn được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa. Riêng hoa hồng đỏ mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hồi sinh bởi sắc đỏ là màu của máu luôn được tôn vinh và sủng ái nhất.

Bên cạnh đó, đối với hoa hồng son môi tuy mang màu sắc hồng thắm, nhẹ nhàng được ví như đôi môi nàng thiếu nữ luôn căng mọng, tràn đầy sức sống. Không chỉ vậy mà còn thể hiện tình yêu, tấm lòng son sắt, thủy chung, sự che chở ấm áp đối với người thân trong gia đình.

Chính vì những ý nghĩa đó mà loài hoa hồng nói chung và hoa hồng son môi nói riêng luôn luôn được ưa chuộng nhất bởi ý nghĩa sâu sắc của nó. 

2. Tác dụng

Hoa hồng son môi được dùng để quà tặng cho người yêu, người bạn đời đã, đang và sẽ gắn bó bên mình suốt phần đời còn lại. Hay được dùng kết thành những bó hoa trang trí trong ngày cưới.

Hoa cũng được dùng để cắm lọ trang trí ở những đám cưới hỏi và làm hoa thờ cúng thể hiện tấm lòng hiếu kính với tổ tiên trong những dịp rằm, lễ tết.

Cây hồng cổ son môi cổ thụ có giá trị khá cao khi được chăm sóc tốt, cắt tỉa tạo dáng đẹp, già nua  nhất là cây bonsai trang trí. 

Bên cạnh đó, cây hồng cổ son môi còn được trồng chủ yếu để làm cảnh, trang trí ngoại thất, sân vườn thêm đẹp mắt, thư giãn, tinh thần thoải  mái và giúp con người thêm yêu thiên nhiên hơn. 

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Hồng cổ son môi

1. Cách trồng cây

Cây hoa hồng cổ son môi là giống cây thân bụi khá cao, sống rất lâu năm, có đặc tính khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh tốt, sinh trưởng nhanh, dễ trồng và chăm sóc. Đối với điều kiện khí hậu 4 mùa ở nước ta thì cây rất thích hợp để phát triển.

  • Nhân giống và chuẩn bị giống
Xem thêm:  Cây Cà Phê

Cây hoa hồng cổ son môi được nhân giống bằng phương pháp chiết, ghép và giâm cành, cách chủ yếu vẫn là chiết cành để ra bộ rễ khỏe cây sinh trưởng nhanh hơn. 

Cần chọn cành hồng cổ son môi từ loại bánh tẻ đến già, to vừa phải, cành chiết phải là cành khỏe, không sâu bệnh, xanh tốt, nếu chiết cành to và quá non sẽ kém ra rễ. 

Tiêu chuẩn cành đẹp là bầu rễ không bị vỡ, phải có ít nhất từ 3 – 4 sợi rễ trở lên, rễ vàng hoặc trắng, nếu thâm đen là  rễ không đảm bảo.. 

  • Đất trồng và cách trồng cây

Cây hồng cổ son môi trồng được trên mọi loại đất trừ đất đã bị nhiễm độc, nếu trồng đất đã qua canh tác cây lâu năm phải khử chua đất và chăm bón nhiều hơn. 

Cần ươm cành giống hồng cổ son môi đã chiết vào túi bầu cho thật khỏe mạnh, ít nhất cũng phải ra được hai đợt chồi mầm mới trồng ra đất mới. 

Có thể trồng trong chậu trang trí hoăc trồng sân vườn, cổng vào  để tạo điểm nhấn. Nếu trồng chậu chuẩn bị chậu, khay phù hợp, nếu trồng sân vườn phải cuốc làm ải đất. 

Dùng phân bón vi sinh hoặc phân chuồng để lót cho mỗi hố trồng khoảng 1 – 2 kg, nếu trồng chậu trộn đều đất với phân rồi đóng vào chậu có đục lỗ thoát nước.

Hoa hồng cổ son môi: Cách trồng
Đối với điều kiện khí hậu 4 mùa ở nước ta thì hoa hồng cổ son môi rất thích hợp để phát triển.
  • Mật độ trồng

Hàng cách hàng khoảng 2m, cây cách cây khoảng 1m, khi búi cây to thì tỉa dần  cho thoáng cây.

  • Thời vụ trồng

Cây hồng cổ son môi có thể trồng được quanh năm nhưng trừ mùa đông lạnh, tốt nhất nên trồng từ tháng 1 – 8 hàng năm, tránh khí hậu lạnh làm cây non sinh trưởng kém.

  • Cách trồng

Đào lỗ nhỏ phù hợp với kích thước bầu cây, đặt cây giống thẳng đứng và vùi đất, nén chặt, cắm cọc tre để cố định cây tránh gió đổ. Nếu trồng ngoài sân vườn cũng đào hố trồng rồi lót phân chuồng và tiến hành trồng như cách trên.  

2. Cách chăm sóc cây

Tưới nước thường xuyên mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát, nên dùng nước vo gạo hoặc nước sạch tưới cho cây hồng cổ son môi.

Sau khi trồng khoảng 10 – 15 ngày dùng phân vi lượng pha với nước sạch tưới vào gốc, mỗi cây khoảng nửa lít nước,  tưới 2 – 3 lần cách nhau khoảng 10 ngày.  Kết hợp với vun xới cỏ xung quanh gốc để đất tơi xốp giúp cây hồng cổ son môi hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn. 

Xem thêm:  Tác dụng và cách chăm sóc Cây Sương Sâm

Khi cây to, đẻ nhánh nhiều nên vặt bớt lá ở phần gốc đã già úa, tỉa cành tăm, cành bị cớm nắng cho cây thông thoáng, giảm sâu, bệnh cũng như giảm chi phí chăm sóc và để cây bật nhiều lộc mới và cho ra lứa hoa tiếp theo

Khi hoa hồng cổ son môi đã tàn nên cắt cuống hoa đi để kích thích phân hóa mầm hoa mới chỉ để lại cành có nụ rồi phun thuốc phòng trị Nấm bệnh nếu thời tiết mưa nhiều. 

Đối với việc trồng hoa kinh doanh nếu muốn kích thích hoa ra nhiều có thể phun AH Thanh Hà, Siêu Bo, Siêu Kali để cây tích lũy đủ dinh dưỡng tập trung cho việc phân hóa nụ lại vừa tăng sức đề kháng cho cây. 

Khi nụ hoa hồng son môi to có thể bao hoa để chờ nụ khác cùng nở để thu hoạch cùng lúc. Nếu trồng cây hồng cổ son môi trong nhà lưới nên dùng bao lưới, nếu trồng ngoài trời thì dùng loại giấy không thấm nước quấn vừa kín nụ hoa chuẩn bị nở theo hình chóp nón.

Cây hoa hồng cổ son môi cũng có một số sâu, bệnh hại giống như cây ăn quả, các bệnh hại như: Nhện đỏ, nhện vàng, rầy rệp hại mầm non và thán thư, phấn trắng hại gốc, thân. Để cây hồng cổ phát triển khỏe mạnh cần theo dõi vườn hoa thường xuyên để phát phát hiện sớm và có cách xử lý kịp thời. 

Đối với các loại nhện chích hút: Dùng hoạt chất Abamectin, cụ thể là Sạch nhện Cali, vua trừ nhện..

Đối với bệnh phấn trắng và thán thư: Dùng thuốc Nấm Mancozeb hoặc Timan 80 EC phun kết hợp cả loại thuốc nhện ở trên.

Ngoài các thuốc trên, sau khi phun chừng 7 – 10 ngày có thể phun thêm Anvil Syngenta để dưỡng cây tăng sức đề kháng giúp cây khỏe mạnh chống chịu sâu bệnh tốt hơn. 

Hoa hồng cổ son môi là loài hoa cổ, đẹp, hương thơm được xếp vào bậc nhất trong các loại hoa hồng cổ và được truyền lại từ rất lâu đời nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp và đặc tính tốt của hoa.  Do vậy, cây luôn được ưa chuộng và săn tìm bởi cây khá dễ trồng, chăm sóc và sinh trưởng nhanh.

5/5 - (2 bình chọn)
Về Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.

1 bình luận về “Hoa Hồng Cổ Son Môi”

  1. Chào K.Chung! Tôi có giống hồng giống như hồng son môi được bạn mô tả, chỉ khác màu hoa cánh sen hồng nhạt hơn, người truyền giống hồng này cho tôi gọi nó là ‘hồng Pháp thơm’ tôi duy trì giống hồng này hơn 25 năm.

    Trả lời

Viết một bình luận