Cũng như các loại cây như: Cây Tùng Tháp, cây Tùng bách Tán, cây Vạn Niên Tùng cũng có những đặc điểm giống nhau đều là cây thân gỗ, thẳng đứng sống lâu năm và có thể sống tốt trong thời tiết khắc nghiệt, rất đúng với cái tên Vạn Niên của nó. Cây luôn mang nhiều giá trị trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
I. Tổng quan về cây

II. Đặc điểm của cây
- Hình dáng bên ngoài: Cây vạn niên tùng là cây gỗ lớn, vỏ ngoài màu nâu thường xù xì, có nhiều vết nứt ngang dọc tạo thành các vảy trên thân cây.
- Kích thước: Cây có thể cao đến 20m, đường kính khoảng 30cm. Đối với cây Bonsai chỉ nên hãm chiều cao khoảng 1 – 2m.
- Lá: Lá vạn niên tùng có hình kim dài, nhỏ và nhọn xếp thưa xen kẽ nhau, lá non có màu xanh nhạt và chuyển màu xanh đậm khi về già.
- Hoa: Hoa có màu trắng, đơn tính. Hoa đực có hình trụ dài mọc lẻ ở đầu cành, hoa cái có lá bắc và lá nõn dính vào nhau.
- Cành: Xếp thành từng tầng ngang, càng dưới gốc cành càng dài và tán càng rộng, cây càng cao thì cành thu ngắn dần tán nhỏ lại.
- Quả: Cũng có cấu tạo như quả thông, vỏ quả có nhiều mắt nhọn lởm chởm, quả mang màu xanh khi còn non và chuyển màu nâu khi quả già. Quả thường cho thu hoạch vào tháng 11 – 12 âm lịch.
III. Tác dụng và ý nghĩa của cây
Bạn có biết vì sao cây vạn niên tùng lại được giới chơi cây cảnh Bonsai ưa chuộng nhất không?
- Vì cây thích nghi tốt với nhiều loại đất đai cũng như nhiều kiểu khí hậu khác nhau nên người chơi không tốn nhiều thời gian chăm sóc.
- Thân cây cổ thụ và bộ tán lá nhỏ rất đẹp lại dễ uốn tỉa nên được người chơi cây bonsai rất ưa thích.
- Cây phát triển nhanh, sức đề kháng cao và ít sâu bệnh xâm nhập.
- Nhân giống cây dễ dàng bằng phương pháp giâm cành và chiết cành.
1. Ý nghĩa của cây vạn niên tùng
Theo quan niệm của người Việt, loài cây vạn niên tùng có khả năng sống mãnh liệt, dẻo dai cho dù điều kiện thời tiết có khắc nghiệt đến đâu cây vẫn phát triển xanh tốt. Do đó trồng cây vạn niên tùng với mong muốn sức khỏe dẻo dai, trường thọ đúng như cái tên của cây mang lại.
Ngoài ra cây có năng lực rất mạnh có thể xua đuổi tà khí, mang lại bình an, may mắn cho gia chủ.
2. Tác dụng của Vạn niên tùng
Cây vạn niên tùng có thân cổ thụ và bộ tán lá đẹp mắt lại dễ uốn tỉa nên chủ yếu dùng để làm cảnh trang trí, đặc biệt là trong nghệ thuật Bonsai được rất nhiều người ưa chuộng.
Chúng thường được trồng ở trước cổng nhà, sân vườn hoặc chậu Bonsai để trưng trong nhà vừa có không gian xanh lại có tác dụng hút bụi bẩn nên rất tiện lợi.
Ngoài ra chậu cây vạn niên tùng Bonsai còn được dùng để biếu tặng cấp trên hay những người lớn tuổi vào dịp mừng thọ hoặc dịp tết đến xuân về. Cùng với lời kính chúc sức khỏe dẻo dai, phúc, lộc, thọ trong năm mới.
Trồng cây vạn niên tùng cũng góp phần lọc sạch không khí làm cho không gian sống xanh – sạch – đẹp làm cho tâm hồn thư thái hơn.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây
1. Cách trồng cây
- Thời vụ và điều kiện thích hợp trồng cây Vạn niên tùng
Cây Vạn niên tùng có sức sống mạnh mẽ có thể chịu được mọi điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Do đó có thể trồng cây được quanh năm, nhưng để cây phát triển theo ý muốn thì nên trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu là tốt nhất.
Là cây không cần ánh sáng quá mạnh nên trồng ngoài vườn dưới tán cây khác hoặc đặt chậu cây trong nhà đều phát triển được, nếu là cây trang trí nội thất chỉ cần dùng ánh sáng nhân tạo hoặc vài ngày cho chậu cây ra đón nắng 1 lần cho cây quang hợp tốt.
- Đất trồng
Nhìn chung cây Vạn niên tùng không kén chọn đất, tuy nhiên nếu đất bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn hay nhiễm độc do phân bón, nhiễm độc thuốc trừ cỏ quá nặng thì cây không phát triển được. Do đó cần đảm bảo đất trồng giàu dinh dưỡng, cao ráo, tơi xốp.
- Kỹ thuật trồng cây Vạn niên tùng
Cây Vạn niên tùng có thể nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, giâm cành và chiết cành. Hạt rất khó nảy mầm nên phải ươm nơi ẩm mát hoàn toàn.
Nếu gieo hạt ngoài đất nên làm luống cao 30cm, rộng 1m, vằm đất nhỏ tơi. Dùng phân vi sinh hoặc phân chuồng hoai mục để làm tăng độ màu mỡ của đất, trộn đều phân với đất và xoa phẳng mặt luống, sau đó rắc hạt, rắc thưa khoảng 10 – 20cm 1 hạt. Rồi tưới nước bằng Ôroa tóe nhỏ để hạt gieo không bị dồn. Cuối cùng phủ lớp rơm rạ hay cỏ khô lên mặt luống để giữ ẩm đất.
Nếu gieo ở trong chậu hoặc bồn thì cũng cho đất vào chậu có đục lỗ thoát nước và cũng lót phân như các bước ở trên. Khi cây con đạt chiều cao khoảng 50 – 70cm là có thể đem trồng vào nơi đất mới. Có thể trồng trong bồn, chậu hay trồng ngoài đất đồi để phủ xanh đồi núi trọc hoặc trồng ở ven đê để giảm quá trình xâm nhập mặn ở các tỉnh ven biển.
2. Cách chăm sóc cây
Hạt cây Vạn niên tùng rất khó nảy mầm nên phải tưới đều đặn 2 – 3 lần 1 ngày trong mùa khô, khi mùa mưa tưới giảm hơn nhưng vẫn phải đảm bảo đủ độ ẩm để hạt nảy mầm tốt.
Vì cây chịu úng, hạn khá tốt, không có nhiều sâu bệnh hại cây và cũng không cần chế độ chăm sóc đặc biệt thì cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Cần tưới nước và bón phân chuồng ủ ải hoặc bón bằng các loại phân lân hữu cơ định kì 2 – 3 tháng 1 lần để cây đủ dinh dưỡng sẽ sinh trưởng nhanh hơn.
Khi mùa gió bão nên có biện pháp che chắn thích hợp tránh dập, gãy mầm, cây sinh trưởng kém.
Trên đây là tổng quan những thông tin về cây Vạn niên tùng, là cây có hình dáng đẹp, dễ trồng và chăm sóc hơn nữa cây có giá trị kinh tế cao, bạn hãy chọn thêm cây này vào bộ sưu tập cây cảnh nhé.