Cây Thương Lục

Dân gian có câu “Lấy độc trị độc” quả là đúng với đặc tính của loài cây này. Cây Thương lục tuy có công dụng chữa bệnh rất tốt nhưng bản thân cây cũng chứa độc tố khá cao nên phải biết dùng đúng cách và đúng liều lượng. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu thông tin, tác dụng và hướng dẫn cách sử dụng, cách trồng, chăm sóc loài cây này nhé.

Cây thương lục
Cây thương lục còn có tên gọi khác là Thương lục nhỏ, Trưởng bất lão, Kim thất nương

I. Tổng quan về cây Thương lục

  • Tên thường gọi: Cây thương lục
  • Tên gọi khác: Thương lục nhỏ, Trưởng bất lão, Kim thất nương
  • Tên khoa học: Phytolacca acinosa Roxb.
  • Họ thực vật: Thương lục (Phytolaccaceae)
  • Tuổi thọ: Cây sống lâu năm
  • Nơi sống: Là loài cây bản địa của khu vực Bắc Mỹ
  • Phân bố: Cây thương lục mọc hoang ở vùng bản địa và  một số nước khu vực châu Á. Ở Việt Nam, cây mới du nhập vào khoảng 10 năm trở lại đây với vai trò là cây cảnh và cây dược liệu..

II. Đặc điểm của cây Thương lục

  • Hình dáng bên ngoài: Thương lục là loại cây thân thảo, mềm, nhẵn, không có lông, phân cành ít và thưa, vỏ cây màu xanh lục hơi pha màu đỏ tía.
  • Kích thước: Cây cao từ 70 – 100cm
  • Lá: Lá cây thương lục là dạng lá đơn, mọc so le, hình bầu dục chóp nhọn, mép lá nguyên, hai mặt lá đều nhẵn màu xanh lục.
  • Hoa: Hoa thương lục thường mọc thành chùm màu trắng hồng ở kẽ lá, chùm hoa dài 15 – 20cm, gồm rất nhiều hoa nhỏ.
  • Quả: Quả khi non màu xanh lục và đổi màu đỏ thẫm khi chín quả căng bóng, mọng nước có nhiều rãnh dọc trên quả nhìn giống y hệt quả của cây rau Mồng tơi.
  • Củ: Củ cây thương lục rất giống củ nhân sâm, màu trắng đều có đầu, thân và rễ tơ như củ sâm thật 
Tìm hiểu về cây thương lục
Quả thương lục khi non màu xanh lục và đổi màu đỏ thẫm khi chín quả căng bóng

III. Tác dụng của cây Thương Lục

1. Tác dụng

Trong bộ sách “Thần nông bản thảo” được biên soạn vào năm 20 sau Công nguyên có ghi tên cây thương lục, chứng tỏ cây thuốc này đã được dùng từ rất lâu đời trong y học cổ truyền phương Đông.  Tuy là phương thuốc chữa bệnh nhưng bản thân nó cũng có chứa độc tính mạnh.

Xem thêm:  Các loại cây trồng hàng rào giúp trang trí đem lại sự riêng tư

Theo tài liệu thì hầu hết các bộ phận của cây thương lục đều có độc tính trong đó rễ cây chứa lượng lớn thành phần hóa học là Saponin. Chất này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus và có tác dụng chống tế bào ung thư rất tốt.

Thương lục là  thuốc có vị đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng chuyên dùng để trị các chứng bệnh ở kinh Thận có phù do ứ nước, xơ gan cổ chướng, khó thở, viêm da mủ… 

Ngoài ra, rễ cây thương lục còn chứa kali nitrat, Axit Oxymiristinic có tác hại là diệt tinh trùng và chất độc có tên gọi là Phytolaccatoxin.  Khi ăn uống quá liều lượng sẽ có cảm giác tê vùng quanh môi, đầu lưỡi, nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, vã mồ hôi, tăng tiết đờm dãi, tụt huyết áp, co giật, giãn đồng tử, liệt hô hấp, hôn mê và thậm chí có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

2. Cách dùng

 Bộ phận dùng của cây thương lục là rễ, sau khi thu hoạch cần rửa sạch rồi hong gió cho đến khi khô. Dân gian thường dùng để ngâm rượu uống giống như củ sâm thật. Có thể dùng được bằng đường uống nhưng phải hết sức cẩn thận, chỉ dùng từ 3 – 6g thuốc khô. Tùy vào thể trạng của từng người mà dùng với lượng khác nhau, người bệnh có thể trạng kém dùng 3g, người thể trạng tốt hơn thì dùng 5 – 6g và uống không quá 500ml thuốc  mỗi ngày.

Xem thêm:  Hoa Lan Hoàng Thảo Vôi

Tuy vị thuốc thương lục có tác dụng tốt nhưng bên cạnh đó cũng cần phải lưu ý: đối với phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ không nên dùng bất cứ đường uống hay bôi bởi có thể dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non.

Người già yếu hoặc người có tỳ vị hư nhược, trẻ em  không nên dùng.

Tác dụng của cây thương lục
Tuy là phương thuốc chữa bệnh nhưng bản thân thương lục cũng có chứa độc tính mạnh.

 3. Tác dụng làm cảnh

Có một số hộ gia đình do không biết độc tính của cây thương lục nên đã trồng để làm cảnh bởi hình dáng cây cũng khá đẹp mắt. Nếu đã trồng cần giải thích cho mọi người hiểu độc tính của nó để tránh xảy ra hậu quả xấu.

Nên trồng xa khu vực cửa nhà, cổng vào, tránh xa nơi đông người đi lại nhất là trẻ em.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây

1. Cách trồng cây

Cây Thương  lục là cây mọc hoang nên rất dễ sống, nếu trồng trên đất màu mỡ thì việc chăm sóc thường rất đơn giản.

  • Nhân giống: Cây thương lục được nhân giống bằng gieo hạt  hoặc có thể tách những cây con mọc quanh gốc cây mẹ.
  • Chọn giống: Cần chọn những cây thương lục giống có phẩm chất tốt, không sâu bệnh hại cây.
  • Đất gieo: Có thể gieo trong bầu hoặc lên luống gieo, nếu gieo trong bầu thì chọn loại bầu nhỏ có kích thước 8 – 11cm. Nếu lên luống gieo cần làm đất tơi, xốp, mịn, luống đất cần được rắc phân chuồng rồi đảo đều để làm tăng lượng mùn trong đất giúp rễ cây thương lục hấp thụ nhanh hơn.
  • Cách gieo: Nếu gieo trong bầu phải đóng đất đã trộn phân sẵn cho vừa miệng túi bầu, không cần ấn chặt đất. Gieo mỗi bầu 1 – 2 hạt để đề phòng hạt không nảy mầm. Nếu gieo trên luống cần phải tỉ mỉ dí từng hạt mỗi hạt thương lục cách nhau 10cm/ 1 hạt.
  • Cách trồng cây con: Sau một thời gian ươm giống cây con có chiều cao khoảng 20 – 30cm, cây mập mạp, lá to xanh tốt là đủ điều kiện trồng.
  • Hố trồng: Phải đảm bảo phân bón đầy đủ, đúng kích thước. Khi trồng chỉ cần xé bỏ túi bầu đặt cây thương lục xuống hố rồi lấp đất nhẹ nhàng không làm dập thân cây làm thối thân.
Cách trồng và chăm sóc - cây thương lục
Cây Thương  lục là cây mọc hoang nên rất dễ sống

2. Cách chăm sóc

Tưới nước là việc cần làm đối với mọi cây trồng, cây thương lục cũng vậy muốn cây hồi phục nhanh sau khi trồng phải có chế độ tưới tắm hợp lý.  Không để đất khô quá lâu hoặc tưới quá nhiều làm ẩm đất sẽ làm thối rễ cây.

Xem thêm:  Cây Cỏ Lạc

Muốn cây sinh trưởng nhanh cần tưới phân bón kích rễ Nova Gap cho cây từ sau khi trồng khoảng 10 ngày, tưới định kỳ 15 ngày một lần. Có thể tưới nhiều lần trong năm cho đến khi cây trưởng thành hoặc ít nhất tưới 2 – 3 lần/ 1 năm.

Thường xuyên cào xới cỏ quanh gốc để phá váng đất giúp đất tơi xốp, rễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Phun thuốc trừ sâu và các bệnh hại khác nếu có.

Nếu cây sinh trưởng nhanh, tốt lá có thể hãm chiều cao bằng cách đọt ngọn và tỉa bớt lá già úa cho thoáng sạch sâu bệnh.

Hàng năm dùng thêm phân bón dạng viên chậm tan và phân vi sinh dạng bột để cải tạo đất.  Ngoài ra, có thể dùng thêm phân chuồng ít nhất mỗi năm một lần.

Cây thương lục có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả nhưng phải biết cách dùng sao cho hợp lý. Không nên ngâm rượu uống như củ sâm bởi chất độc thôi ra từ củ kết hợp với rượu có nồng độ cồn cao sẽ làm độc tính mạnh lên. Do vậy, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng thuốc. 

5/5 - (1 bình chọn)
Về Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.

Viết một bình luận