Cây Thanh Thất

Thanh thất là cây dược liệu thân gỗ, chủ yếu mọc tự nhiên trong các khu rừng nhiệt đới ở  khắp châu Á. Từ xa xưa dân ta đã biết dùng là dược liệu này để chữa bệnh, hãy cùng Canhdien.com tìm hiểu thông tin về loài thảo dược này có công dụng gì nhé!

I. Tổng quan về cây Thanh thất

  • Tên thường gọi: Cây thanh thất
  • Tên gọi khác: Càng cua thơm, cây Bút,  cây Xú xuân…
  • Tên khoa học: Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston – Adenanthera triphysa Dennst.
  • Họ thực vật: Cây thuộc họ Thanh Thất (Simaroubaceae).
  • Nguồn gốc, xuất xứ:  Đây là loài cây bản địa ở các khu rừng mưa của châu Á và châu Úc.
  • Nơi sống: Cây mọc tự nhiên ở trong các khu rừng nguyên sinh và thứ sinh ẩm ướt.
  • Phân bố: Cây mọc rải rác từ các tỉnh miền Bắc trở vào đến miền Nam như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lạng Sơn,Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia lai, Ninh Thuận… Trên thế giới, cây còn mọc ở một số quốc gia như: Malaysia, Myanma, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc…
Tìm hiểu về cây Thanh Thất
cây Thanh Thất còn có tên gọi khác là cây Càng cua thơm, cây Bút,  cây Xú xuân…

II. Đặc điểm của cây Thanh thất

  • Hình dáng bên ngoài: Thanh thất là cây gỗ lớn, thân thẳng đứng, vỏ cây màu xám trắng, nhẵn, trên thân có nhiều u bướu do cành già gãy rụng rồi tự liền sẹo. 
  • Kích thước: Cây trưởng thành có chiều cao khoảng 25 – 30m, đường kính khoảng 50 -70cm.
  • Cành: Cây thanh thất thường phân cành ngang khá cao, cành mọc ra già rồi tự rụng đi rồi tự liền sẹo. Ở cây trưởng thành, cành chủ yếu tập trung ở trên ngọn.
  • Lá: Lá cây thanh thất là dạng lá kép lông chim lẻ, kích thước cuống lá thường khá lớn có thể dài tới 0,5 -1m. Các lá chét nhỏ, dài, hơi cong hình lưỡi liềm, mỗi lá có khoảng 8 – 12 đôi lá chét xếp đối nhau. Lá già rụng lác đác quanh năm nhưng không rụng ồ ạt theo mùa.
  • Hoa: Hoa thanh thất có dạng chùy mọc ra từ kẽ lá và ngọn cây, chùy hoa dài 20 – 25cm màu xanh lá mạ nở vào tháng 4 – 6.
  • Quả: Quả thanh thất có cánh dài 5 – 7cm, rộng 15 – 18mm, chứa một hạt ở giữa, hạt tròn và dẹt.
Xem thêm:  Các loại Cây Thủy Sinh không cần đất nền và đặc điểm của chúng

III. Tác dụng của cây Thanh thất

Cây thanh thất được trồng chủ yếu làm dược liệu, các bộ phận thường dùng là vỏ thân, lá và quả. Các bộ phận này có tính ấm, vị đắng, mùi thơm và không có tác dụng phụ. Có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, thu liễm chỉ lỵ, sát trùng…

– Vỏ cây có mùi thơm, khi ăn có vị đắng, khứa vào có chất dịch màu đỏ, dẻo quánh chảy ra. Khi đốt chất này tỏa ra một mùi thơm dễ chịu.

– Vỏ và lá cũng có vị đắng thường dùng trong các trường hợp ăn uống kém, phụ nữ sau khi sinh cơ thể yếu ớt và có tác dụng làm giảm, cắt cơn sốt.

– Dùng để chữa lỵ ra máu, đau bụng không rõ nguyên nhân

Ngoài ra, cây thanh thất là loại gỗ chất lượng khá cũng được dùng để đóng đồ gia dụng nhưng kém bền hơn so với các loại gỗ khác, chủ yếu đóng đồ dùng ngắn hạn.

 Gỗ cây thanh thất mềm, thớ mịn, dễ bóc, thường được dùng làm gỗ dán, sản xuất bao bì, là nguyên liệu để sản xuất diêm…, Thường được trồng với diện tích lớn để cung cấp nguyên liệu gỗ cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến gỗ. 

Ngày nay, cây thanh thất đang được trồng với diện tích khá lớn để phủ xanh đồi núi trọc ở các vùng hay xảy ra sạt lở đất hoặc những vùng hay gặp hạn hán. Giúp điều hòa không khí và giúp giữ nước trong lòng đất, khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn nước.

Xem thêm:  Các Loại Hoa Ăn Được Đem Lại Món Ăn Ngon, Thức Uống Bổ Dưỡng
Tác dụng của cây Thanh Thất
Cây Thanh Thất được trồng chủ yếu làm dược liệu, các bộ phận thường dùng là vỏ thân, lá và quả. Các bộ phận này có tính ấm, vị đắng, mùi thơm và không có tác dụng phụ.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây thanh thất

1. Cách trồng cây

  • Nhân giống và  chọn hạt giống

Cây thanh thất được nhân giống bằng cách gieo hạt và chiết cành. Chọn quả thanh thất đã  khô và rụng xuống đất từ cây mẹ trưởng thành, đang xanh tốt, không bị vàng lá rồi phơi khô để dễ tách vỏ.

Ngâm hạt trong nước sạch khoảng 12 – 24 giờ rồi vớt ráo và ủ trong khăn ướt khoảng 3 – 5 ngày. Nếu sau 5 ngày mà hạt vẫn chưa nứt vỏ, cần pha thuốc kích thích để tưới đều  lên hạt và đảo đều rồi ủ thêm 1 – 2 ngày nữa là hạt nứt nanh là gieo  hạt.

  • Đất trồng

– Đất gieo hạt cây thanh thất phải là đất ẩm, màu mỡ, giàu dinh dưỡng, có thể trộn thêm một chút phân vi sinh đóng bầu để ươm. Dụng cụ ươm là chậu, khay, túi bầu PE tùy ý rồi cho hỗn hợp đất đóng vào khay sẵn.

– Đất trồng cây thanh thất: Có thể trồng trong chậu làm cảnh hoặc trồng trên bãi đất trống để thành rừng. Đối với cây thanh thất làm cảnh, dùng khay có hình dáng khác nhau, cho hỗn hợp đất  + phân chuồng hoai mục + trấu mục vào khay, ủ trong đó khoảng 10 mới trồng. 

– Đối với cách trồng cây thanh thất xanh trên bãi đất trống: Đào hố với kích thước 30 x 30cm, hàng cách hàng là 5m, cây cách cây là 4m, lót phân chuồng khoảng 0,5 –  1kg/ 1 hố trồng. Nếu bãi đất phẳng phải khơi rãnh thoát nước để cây không bị úng nước thường xuyên.

  • Cách gieo và trồng cây thanh thất 

– Cách gieo hạt: Cho khoảng 2 – 4 hạt thanh thất vào mỗi túi bầu, ấn dí xuống đất sâu khoảng 3cm, vùi đất lại và giữ ẩm cho đất bằng cách đặt cỏ khô hoặc rơm rạ lên mặt bầu. 

– Cách trồng cây thanh thất: Chọn cây thanh thất có chiều cao từ 30 – 50cm, thân thẳng, không bị tổn thương, chồi và rễ đẹp không sâu bệnh. Cắt bỏ túi bầu, đặt cây xuống hố đã lót phân sẵn, lấp đất và nén chặt xung quanh bầu cây, cắm cọc  và buộc dây để cố định cây không bị đổ ngã khi mưa bão.

Xem thêm:  Cây Thương Lục
Cách trồng cây Thanh Thất
Chọn cây thanh thất có chiều cao từ 30 – 50cm, thân thẳng, không bị tổn thương, chồi và rễ đẹp không sâu bệnh.

2. Cách chăm sóc

Sau khi gieo, trồng cây thanh thất  phải tưới nước ngay cho cây, những ngày sau đó tưới ít nhất mỗi ngày một lần cho đến khi hạt nảy mầm và ra chồi non ở cây non mới trồng.

Đối với cây con mới trồng, sau khoảng 7 – 10 ngày lúc này cây đã bén rễ, pha phân bón rễ hoặc bón lá tưới vào gốc cây. Để cây thanh thất ra bộ rễ mới khỏe hơn và bật chồi, nảy lộc nhanh hơn, nên tưới định kỳ hai lần cách nhau 10 – 15 ngày.

Thường xuyên phát cỏ trong và xung quanh vườn, vun đất vào gốc cây để giữ cho cây luôn thẳng không bị bẻ cong làm gỗ bị kém chất lượng. Nhổ bỏ những cây  kém chất lượng và trồng lại ngay cây mới cho đúng lứa thu hoạch.

Đối với cây thanh thất  làm dược liệu thì không nên dùng thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và sức khỏe của người tiêu dùng.

 Đối với cây lấy gỗ, mỗi năm nên bón 2 – 3 lần phân  đa lượng NPK vào các đợt mưa và bón 1 lần phân vi lượng để cây đủ dinh dưỡng giúp sinh trưởng nhanh.

Cây thanh thất rất có ích đối với chúng ta, vừa dùng để làm thuốc chữa bệnh lại vừa trồng thành rừng để phủ xanh đồi núi trọc. Giúp điều hòa không khí và giữ nguồn nước trong lòng đất, tránh sạt lở. Hiện nay cây thanh thất đã và đang được nhân giống rất nhiều ở các vườn ươm và các hộ gia đình có diện tích rừng lớn, nhằm gây giống và bảo vệ loài thực vật này.

5/5 - (3 bình chọn)
Về Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.

Viết một bình luận