I. Giới thiệu về cây Sương sâm
- Tên thường gọi: Cây Sương sâm
- Tên gọi khác: Dây sâm lông
- Tên khoa học: Tiliacora acuminata (Lamk.) Miers
- Họ thực vật: Tiết Dê (Menispermaceae
- Nơi sống: Chúng thường mọc trong rừng, trên núi đá vôi, tới độ cao 300 m. Phân bố ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam.
- Nguồn gốc xuất xứ: Là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc bản địa tại Đông Nam Á.
- Tuổi thọ: Hơn 10 năm
- Màu sắc của hoa: Màu vàng
- Thời gian nở hoa: Cây ra hoa từ tháng 3 – 6 hàng năm
- Gồm các loại cây: Theo kinh nghiệm, Sương sâm có hai loại là sương sâm lông (lá và dây có lông tơ mịn) và sương sâm lá láng (lá trơn nhẵn, không lông)
II. Đặc điểm của cây Sương sâm
- Hình dáng bên ngoài: Sương sâm thuộc dạng dây leo, có dây dài đến 5m có thân và lá phủ lông mềm.
- Lá: Lá có phiến xoan hình tim, chóp nhọn. gân từ đáy. lá đài ngoài cao 2,5mm, lá đài trong to hơn.
- Hoa: Chùm hoa tụ tán mang hoa đầu, hoa vàng, cánh hoa nhỏ, có 6 – 8 nhị. Đặc biệt, cây đực chỉ cho hoa đực quanh năm.
- Quả: Cây cái cho hoa kết trái thành chùm ở nách lá hoặc thân già như chùm nho đường kính trái 4-6 mm, quả nhân cứng hình trái xoan, dài 10-12mm khi chín có màu trắng đục.
III. Tác dụng của cây Sương sâm
1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh:
Cây Sương sâm có thể trồng leo làm hàng rào quanh nhà, tạo mảng xanh, giúp không gian xanh mát dễ chịu.
2. Tác dụng chữa bệnh:
Thạch sương sâm ăn ngon, mát, bổ, giải nhiệt; trị được các chứng: Mụn, nhọt, kiết lỵ, trĩ, táo bón, tiểu gắt, làm hạ huyết áp. Giả đắp trị đau mắt đỏ có nhiều ở vùng tỉnh Bình Thuận và các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Rễ dây Sương sâm khi thu hái về, rửa sạch, thái lát, phơi hay sấy khô. Trong rễ Sương sâm có alcaloid tetrandrin, isochondrodendrin, homoaromalin, linacin, magnoflorin, protoquecitol, curin… Có hoạt tính chống sốt rét, giản cơ, hạ huyết áp nhẹ, chống viêm và ức chế miễn dịch… Rễ Sương sâm có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận tràng nhẹ.
3. Tác dụng khác:
Người dân thường dùng loại lá vò thuộc họ tiết dê khi vò nát đều cho ra chất pectin đông đặc lại giống như thạch mầu xanh gọi là Sương sâm ăn rất mát nhất là mùa hè nóng nhiệt. Cách làm Sương sâm đơn giản hái từ 0,5 kg lá tươi rữa sạch, và cho 1 lít nước chín, cho lá vào vò nát khi nước chuyển sang mầu xanh, và lược lấy nước cốt bỏ bả, có thể cho thêm nữa muỗng bột nang con mực hoặc bột thạch cao phi cho mau sánh đặc lại là thành Sương sâm, nên cho vào tủ lạnh ăn mát, sương sâm khi ăn cho thêm đường ăn. Sương sâm được chế biến sử dụng đúng không chỉ món ngon bổ mát còn là vị thuốc rất có lợi cho sức khỏe.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Sương sâm
1. Cách trồng cây
- Đất trồng
- Chọn giống và trồng cây
2. Cách chăm sóc cây