Nơi sống: Sa mộc có vùng phân bố phổ biến hơn, gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ (Hà Giang); Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai). Loài sa mộc này còn được trồng ở nhiều địa phương khác như: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cát Bà (Hải Phòng) và một số nơi khác thuộc tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Trên thế giới, sa mộc mọc tự nhiên nhiều ở Trung Quốc, đảo Đài Loan và vùng núi cao Bắc Lào.
II. Đặc điểm của cây
Cây to, cao 25-30m. Thân mọc thẳng, có vỏ màu nâu, nứt dọc.
Lá mọc so le, rất sít nhau thành túm dày, phiến cứng, dai, hình ngọn giáo hẹp, dài 3-7 cm, rộng 3-5 mm, gốc tròn, đầu rất nhọn, mép khía răng, mặt dưới có hai dãy lỗ khí màu trắng đục, song song với gân giữa.
Cụm hoa là những nón đơn tính; nón đực mọc ở đầu cành, hình trụ thành đuôi sóc; nón cái hình trứng, mọc đơn độc hoặc tụ họp.
Nón quả hình trứng, dài 3 – 4 cm, bao học bởi những vảy nhọn đầu; hạt hình trái xoan, có cánh hẹp.
Tinh dầu sa mộc có mùi thơm được dùng chữa vết thương do dụng giập, xây xát, thâm tím, thấp khớp và bệnh ngoài da.
Ở Trung Quốc, sa mộc còn được dùng chữa lở sơn do dị ứng, mụn nhọt, ghẻ lở, hắc lào, độc sang, cước khí, di tinh, thoát vị bẹn, đau răng, đau vú, viêm phế quản.