Cây Lô Hội (Nha Đam)

Cây lô hội là cây rất được ưa chuộng hiện nay và được trồng rộng rãi trên khắp thế giới bởi cây có rất nhiều công dụng trong nhiều lĩnh vực như: Thẩm mỹ, y học hiện đại, y học cổ truyền và ẩm thực. 

I. Tổng quan về cây

Tên thường gọi: Cây Lô hội
Tên gọi khác: Cây Lưỡi hổ, cây nha đam, Long tu, lưỡi cọp, lưỡi hùm, Lan đuôi cọp (Trung Quốc)…
Tên tiếng anh: Snake plant 
Tên khoa học: Aloe vera Linn
Họ thực vật: Cây thuộc họ Lô hội (Asphodelaceae)
Nguồn gốc xuất xứ: Cây lô hội có xuất xứ từ phía đông bắc châu phi
Nơi sống: Cây lô hội thường mọc ở nơi đất cát hoặc sa mạc
Phân bố: Cây phân bố trên khắp thế giới, ở nước ta cây mọc nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Tuổi thọ: Là cây sống lâu năm
Màu sắc của hoa: Cây lô hội có hai chủng hoa là hoa màu đỏ và hoa màu vàng
Gồm các loại cây: Cây lô hội mỏ két (Aloe variegata Linn), cây lô hội vằn (Aloe maculata Fork), cây lô hội vằn nhỏ (Hawsorthia limifolia Marloth)
Cây lô hội
Cây lô hội có tên gọi khác là: Cây Lưỡi hổ, cây nha đam, Long tu, lưỡi cọp, lưỡi hùm, Lan đuôi cọp (Trung Quốc)…

II. Đặc điểm của cây

  • Hình dáng bên ngoài:  Cây Lô hội là cây thân thảo nhỏ, ngắn, thô khi già gốc cây hóa gỗ.
  • Kích thước:  Cây cao khoảng 50 – 60cm.
  • Lá: Lá lô hội mọc sát từ thân cây không có cuống, lá mập, mọng nước. Lá mọc vòng quanh thân cây, mọc sát kề nhau, lá màu xanh non dài khoảng 30 – 50cm, bản rộng khoảng 5 – 8cm, dày khoảng 2 – 3cm, hai bên mép lá có gai nhọn xếp thưa ngang hàng nhau như răng cưa. Mặt trên lá thường lõm hơn và có nhiều đốm trắng rải rác trên mặt lá, mặt dưới hơi lồi.
  • Hoa: Hoa lô hội có dạng chùm dài khoảng 80 – 100cm hoa màu vàng nhạt  hoặc hơi trắng lục, có rất nhiều hoa trên cùng một chùm, khi non chùm hoa thẳng đứng, khi già chùm hoa cúi gục xuống.
  • Quả: Quả lô hội có dạng quả nang, hình trứng, dài, khi quả non có màu xanh và chuyển màu nâu khi quả già chín.
Xem thêm:  Các loài hoa đặc trưng của Hà Nội theo từng tháng trong năm

III. Công dụng và ý nghĩa

1. Ý nghĩa

Theo quan niệm của người Á Đông thì cây Lô hội là loài cây có sức sống mạnh mẽ cho dù đất cát khô cằn hay sa mạc cây vẫn chống chịu tốt được ví như loài mãnh hổ. Do đó cây tượng trưng cho sự, dẻo dai mà cứng cáp cho dù chông gai thử thách nhưng vẫn mạnh mẽ vượt qua. Trồng cây lô hội trong nhà giúp xua đuổi tà ma, ngăn chặn điềm dữ, mang lại sự bình an, hạnh phúc, tài lộc cho gia chủ. 

2. Tác dụng

  • Tác dụng trang trí, làm cảnh

Cây lô hội thường được trồng ở trong chậu cảnh, có thể đặt chậu cây lô hội ở mọi nơi bạn muốn như: Phòng khách trong nhà ở, trước cửa nhà, hành lang, ban công, trên bàn làm việc, nơi có nhiều thiết bị điện tử, sảnh công ty, sảnh sân bay… Hoặc đặt các chậu lô hội ở hai bên cổng vào nhà, hoặc trồng ngoài đất để làm hàng rào bao quanh nhà ở. 

  • Tác dụng ẩm thực

Lá lô hội qua quá trình chế biến cùng với sữa đặc có đường hoặc sữa tươi tạo ra món sữa chua nha đam rất thơm ngon và bổ dưỡng. Đây là món ăn vặt mà các bạn gái rất ưa chuộng bởi nha đam có công dụng làm đẹp da. 

Lá lô hội (Nha đam) nấu với đường phèn cũng là món ăn rất ngon và bổ dưỡng.

  • Tác dụng chữa bệnh

Theo y học cổ truyền cây lô hội có vị đắng, tính mát có tác dụng vào  4 kinh: Can, phế, thận và kinh đại tràng. Có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương can, nhuận tràng, chữa viêm nhiễm đường sinh dục ở cả nam và nữ, chữa chứng nước tiểu đục trong bệnh thận, chữa ho có đờm, ho khạc ra máu, viêm họng, viêm tai chảy mủ…

Xem thêm:  Cây Cải Đất (Cải Trời)

Ngoài ra, dân gian cũng hay dùng lô hội khi trẻ em bị còi cọc, cam tích, chữa táo bón lâu ngày.

Lô hội cũng là một vị thuốc chữa bỏng lửa, bỏng nước gây rộp da cũng khá tốt. 

  • Tác dụng làm đẹp

Gel lô hội thường dùng để đắp hoặc bôi lên nơi có mụn và trứng cá mỗi ngày một lần cũng làm giảm thiểu tình trạng viêm tấy đỏ, làm se vết sẹo thâm do mụn, trứng cá để lại.

Nhiều trường hợp bị nám da dùng tinh chất lô hội cũng đem lại hiệu quả  làm mờ vết nám rõ rệt.

  • Tác dụng khác

Ngoài các tác dụng trên cây lô hội còn có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ các loại khí độc hại cho con người đặc biệt là các độc tố gây ung thư và  mang đến không gian trong lành, thoáng mát cho con người.

Cây nha đam
Cây nha đam (lô hội) thường được trồng ở trong chậu cảnh trang trí

IV. Cách trồng và chăm sóc

1. Cách trồng cây

Cây lô hội có thân cây mọng nước nên có khả năng chịu khô hạn rất tốt, cây rất dễ trồng và chăm sóc, cũng không cần phải tưới nhiều nước, đặc biệt cây thích hợp ở nơi bóng râm. 

  • Cách nhân giống và chọn giống

Cây lô hội được nhân giống bằng cách tách cây con từ búi cây mẹ hoặc trồng bằng cách giâm cành. 

Chọn những cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, bộ rễ phát triển tốt. Đối với cách trồng giâm cành thì chọn những lá bánh tẻ cắt ra thành nhiều đoạn ngắn, mỗi đoạn khoảng 10cm, nếu muốn ra rễ nhanh nên nhúng các đầu đoạn vừa mới cắt ra vào dung dịch siêu ra rễ. 

Đối với cách tách bụi cũng tương tự, chọn cây nhỏ nhổ hoặc dùng dụng cụ là cào hoặc xẻng nhỏ (hay dùng trồng cây cảnh) để tách ra từ cây mẹ sau đó cũng nhúng thuốc như trên.

  • Đất trồng

Có thể trồng cây lô hội trong chậu cảnh hoặc trồng ngoài đất đều được, vì cây ưa cát nên trong thành phần đất trồng cây phải có cát, loại đất thích hợp để trồng là đất đen nhiều mùn pha chút cát, tơi xốp thoát nước tốt. Dùng thêm phân vi sinh để lót trước khi trồng khi cây bén rễ là có luôn dinh dưỡng để hút. 

  • Cách trồng
Xem thêm:  Hoa Phong Lan Quế Tím

Sau khi đã chọn được giống lô hội tiến hành trồng luôn. Dùng cào nhỏ xới đất thành rãnh nông rồi đặt đoạn giống đã cắt xuống, vùi đất chặt lấp khoảng 3cm đất. Sau khoảng một tuần là bén rễ.

2. Cách chăm sóc

Không cần tưới nhiều nước cho cây, nếu là cây trong nhà hoặc cây để bàn chỉ cần tưới  2 – 3 trên một lần. Dùng bình xịt tưới ẩm cho cây. và đất.

 Cây lô hội là cây ưa bóng râm, ưa  ánh sáng yếu và không chịu được nắng gắt. Khoảng một tháng bạn mang cây ra đón ánh nắng một lần, thời gian từ tắm nắng 7h-9h sáng hoặc 4 5 giờ chiều rồi lại mang vào vị trí cũ.

Không nên đặt cây ở các vị trí nhiệt độ cao trên 37 độ C, cây phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 18 đến 30 độ C.

Khoảng 3 – 4 tháng bón phân lân NPK hoặc hỗn hợp mùn trấu và xơ dừa mục cho cây trong giai đoạn phát triển, nếu bón phân NPK nên bón cách gốc từ 10cm tránh bị xót phân làm thối rễ cây,  Vào mùa đông không cần bón phân vì thời tiết lạnh rễ kém phát triển, bón phân vào cây cũng không hấp thụ được. 

Cây lô hội chống chịu sâu bệnh rất tốt, để tránh sâu bệnh hại cây cần phải để ý cây thường xuyên. Cắt tỉa lá vàng úa ở gốc, không nên vun gốc quá cao sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn gây hại. 

Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về cây lô hội, việc trồng và chăm sóc cây rất đơn giản. Cây có chứa nhiều dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, phòng và chữa được nhiều bệnh khác nhau nên được trồng rất rộng rãi.

5/5 - (1 bình chọn)
Về Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.

Viết một bình luận