Cây Lan Kim Tuyến

Cây lan kim tuyến (hay còn gọi là cây lan gấm) là một loài cây có hoa màu trắng nhỏ nhưng cây lại chứa nhiều giá trị về mặt tinh thần, trong trang trí, chữa bệnh. Đặc biệt nhất là công dụng của cây trong việc điều trị được những khối u ác tính hay nhiều bệnh khác. Đây là loài cây quý hiếm vì việc trồng và chăm sóc cây rất khó trồng. Nhưng điều đó lại không hề khó đối với những ai đam mê cây cảnh và muốn sở hữu chúng.

I. Giới thiệu về cây Lan kim tuyến

Tên thường gọi: Cây lan kim tuyến
Tên gọi khác: Cây lan kim tuyến lông cứng, giải thủy tơ, lan gấm, cỏ nhung, kim cương, cỏ nhung
Tên khoa học: Anoechilus roxburglihayata
Họ thực vật: Là 1 loài thực vật bản địa điển hình của chi cùng tên Anoectochilus, phân họ Orchid
Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc từ Brazil
Nơi sống: Cây sinh sống trên các triền núi đá vôi hay dọc theo khe suối, dưới những tán cây rừng nơi ẩm ướt, không được phân bố ở vùng đồng bằng
Phân bố: Ở nước ta, cây phân bố tại: Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Kontum, Đắk Lắk, Lâm Đồng
Tuổi thọ: Cây sống lâu năm
Thời gian nở hoa: Lan kim tuyến thường nở hoa vào tháng 9 – 12 hàng năm
Màu sắc của hoa: Cây lan kim tuyến có hoa màu trắng
  • Cây lan kim tuyến
    Cây lan kim tuyến phân bố tại: Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Kontum, Đắk Lắk, Lâm Đồng ở nước ta

II. Đặc điểm của cây Lan kim tuyến

  • Rễ: Cây lan kim tuyến là loại cây thân thảo, có rễ mọc dài, đâm thẳng xuống mặt đất. Cây sinh sản vô tính chủ yếu nhờ vào chồi và rễ. Mỗi một cây có từ 2 – 10 rễ. Kích thước của cây quyết định chiều dài của rễ.
  • Kích thước: Cây có chiều cao trung bình từ 10 – 20 cm.
  • Thân: Thân của cây lan kim tuyến mọc thẳng đứng hướng lên trên, bán kính trung bình từ 1-3cm, mọng nước, có màu hồng nhạt hoặc tím hồng. Thông thường, đối với những cành trưởng thành thì phần thân nhẵn bóng không có lông, còn đối với những cành non mới mọc thì có lông mềm.
  • Lá: Lá cây có dạng hình trái xoan hoặc hình trứng, nhọn ở phần ngọn và tròn dần về phần gốc. Mỗi thân cây có khoảng 2 – 6 lá, mọc xoắn quanh thân cây, mọc cách nhau và xòe ở trên mặt đất. Kích thước trung bình của lá khoảng 3 – 6 cm. Mặt trên của lá có màu nâu đỏ, mặt dưới cũng là màu đó nhưng có phần nhạt hơn. Đặc biệt hơn, lá của cây hoa lan kim tuyến có nhiều gân, dạng hình mạng nhện lông chim, có màu xanh trắng. Cuống lá dài khoảng 1 – 3 cm, gốc cuống tạo thành bẹ lá ôm lấy thân, màu hơi đỏ tía.
  • Hoa: Hoa tự mọc thành chùm ở đầu ngọn thân, trục hoa dài từ 5 – 25cm, có phủ 1 lớp lông màu nâu đỏ, mỗi chùm có từ 5 – 10 hoa trắng, hai 2 bên rìa mang từ 5 – 9 râu mỗi bên. Hoa thường mọc thành từng chùm ở ngọn cây, chiều dài trung bình của trục hoa từ 5 – 25 cm, được phủ bên ngoài một lớp lông màu nâu đỏ. Mỗi chùm có khoảng 5 – 10 bông hoa màu trắng.
  • Quả: Quả của cây lan kim tuyến thường xuất hiện từ tháng 12 năm này đến tháng 3 năm sau.
Xem thêm:  Hoa Lan Hoàng Nhạn

III. Tác dụng của cây Lan kim tuyến

1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Với vẻ ngoài lạ mắt và độc đáo của chúng mà cây lan kim tuyến được người đam mê cây cảnh chọn làm cây trang trí cho sân vườn, ban công,…

2. Tác dụng chữa bệnh

Không chỉ có tác dụng trong trang trí, lan kim tuyến còn có nhiều công dụng để chữa được một số bệnh khó chữa hoặc một số bệnh thường gặp.

Theo một số bài thuốc của y học cổ truyền Trung Quốc, lan kim tuyến có tác dụng trong việc điều hòa khí huyết, lưu thông mạch máu, đóng góp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, hoặc dùng để hạ sốt, chữa bệnh cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản.

Bên cạnh đó, theo như các nhà khoa học đã tìm hiểu, trong cây lan kim tuyến chứa nhiều hoạt chất chính như palmitic acid, beta-sitosterol, stearic acid và nhiều acid amin khác. Những hoạt chất, acid amin này được cho là có tác dụng trong việc điều trị các khối u ác tính, trị ung thư gan, ung thư phổi vô cùng hiệu quả. 

Mặt khác chúng còn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Điều này giúp điều trị bệnh đái tháo đường rất tốt. 

Ngoài những tác dụng trên, loài cây này còn giúp ta có bồi bổ cơ thể, giảm stress, tăng cường sức khỏe, chữa bệnh mất ngủ và một số bệnh về đường ruột như đau dạ dày, đau ruột thừa,…

Xem thêm:  Cây Trà Hoa Vàng
Tìm hiểu về cây lan kim tuyến
Không chỉ có tác dụng trong trang trí, lan kim tuyến còn có nhiều công dụng để chữa được một số bệnh khó chữa

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Lan kim tuyến

1. Cách trồng cây

  • Chuẩn bị giá thể

Cây hoa lan gấm (lan kim tuyến) được ghi vào sách đỏ Việt Nam, đây là loài cây cần được bảo vệ. Vì chúng rất khó trồng và chăm sóc nên cây đang dần bị liệt kê vào danh sách tuyệt chủng.

Đầu tiên, ta đem xơ dừa ra phơi khô rồi ngâm chúng 6 tiếng trong nước vôi loãng, sau đó ta vớt dừa ra để ráo nước và băm nhỏ chúng ra. Tiếp theo, ta cần xé nhỏ rễ dương xỉ rồi ngâm với nước sạch trong một tiếng. Cũng như trên, ta ngâm dớn vụn cùng với nước sạch để ngấm no nước. 

Cuối cùng, ta trộn hỗn hợp giá thể với các thành phần đã xử lý ở trên theo tỉ lệ phù hợp rồi ủ với nước trong vòng một tuần trước khi trồng cây.

  • Chuẩn bị giống

Để phòng trừ sâu bệnh cũng như giúp cây sinh trưởng thuận lợi hơn, người trồng nên ngâm cây con trong những chế phẩm kích thích mọc rễ hoặc thuốc tím, benlat,… Chọn những cây giống có bộ rễ, mầm non, lá phát triển tốt, không có sâu bệnh.

  • Cách trồng lan kim tuyến

Ta trồng từng cây vào giá thể, tạo thành cụm khoảng 5 cây, mỗi cụm cách nhau từ 0,5 – 1 m. Sau đó nén chặt đất ở gốc để cố định cây. Dùng vải lưới bọc kín giá thể trong khoảng một tuần đầu. Tiếp đó, ta bỏ túi nilon, bắt đầu tưới và chăm sóc cây như bình thường. 

Xem thêm:  Cây Dã Hương

2. Cách chăm sóc cây

  • Tưới nước

Bạn có thể mua bình tưới phun sương hoặc sử dụng dàn phun sương để tưới nước cho cây. Vì cây lan kim tuyến ưa độ ẩm nên ta cần tưới hai lần một ngày, tuy nhiên nên tưới vừa đủ, tránh trường hợp tưới nhiều nước dẫn đến việc cây bị thối rễ. Vào mùa mưa, khi độ ẩm tăng cao, nên giảm lượng nước tưới một nửa so với bình thường sao cho phù hợp với độ ẩm trong không khí và độ ẩm của giá thể.

  • Bón phân

Đối với cây lan kim tuyến, ta tiến hành bón phân theo độ tuổi và quá trình sinh trưởng của cây. Mỗi thời kỳ, cây yêu cầu một loại phân bón khác nhau với liều lượng khác nhau. 

Khi lan trồng được 3 tháng: Chủ yếu bón phân đạm hoặc phân lân vì đây là giai đoạn cây phát triển.

Khi lan được 4 – 10 tháng: Ta tiến hành bón các loại phân hữu cơ, phân lân, kali.

Khi lan được một năm tuổi và cũng là lúc cây chuẩn bị ra hoa thì bón phân theo công thức 3 NPK (16:16:8), 3 Kali, 3 KCL, 1 phân chuồng ủ mục xung quanh gốc của chúng.

  • Phòng trừ sâu bệnh cho lan kim tuyến

Ta nên đảm bảo được độ ẩm cũng như chất dinh dưỡng cho cây. Đây là cách tốt nhất giúp cây tránh được sâu bệnh. Bên cạnh đó, để phát hiện được bệnh kịp thời, người trồng cây nên thường xuyên kiểm tra tình trạng cây. Loại bỏ ngay nếu như phát hiện dấu hiệu của sâu bệnh để tránh lây lan ra các cây khác.

5/5 - (2 bình chọn)
Về Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.

Viết một bình luận