Hạnh phúc là điều giản dị nhất mà ai cũng muốn nắm bắt được. Bạn có thể hạnh phúc với công việc, địa vị, tiền bạc mình đang có, nhưng còn tình cảm gia đình thì sao? Tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình luôn đong đầy, viên mãn là nền tảng quan trọng nhất giúp ta thành công. Để đồng hành cùng gia đình, bạn hãy chọn cây cảnh hạnh phúc chính là cây thể hiện cho ý nghĩa cao đẹp đó.
I. Giới thiệu về cây Hạnh phúc

II. Đặc điểm của cây Hạnh phúc
- Hình dáng bên ngoài: Cây hạnh phúc là cây thân gỗ to vừa phải, cây non vỏ màu trắng xám, cây già vỏ màu nâu.
- Kích thước: Cây hạnh phúc ngoài tự nhiên cao khoảng 15 – 20m. Nếu là cây trang trí nội thất nên hãm chiều cao khoảng 1,8 – 2,5m, nếu muốn trang trí bàn làm việc Thân: Thân cây hạnh phúc to vừa phải, trên thân có nhiều kẽ nứt dọc từ gốc đến dùng cây hạnh phúc kiểng mini cây chỉ cao khoảng 20 – 40cm.
- Cành: Cây hạnh phúc không phân chia nhiều cành gốc, chủ yếu là các cành ngọn.
- Lá: Mỗi cành chia làm 3 – 4 nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ lại chia thành những cuống lá, mỗi cuống lá chia làm 3 lá, trong đó 2 lá xếp ngang lá còn lại nằm chính tâm của 2 lá đó. Hình thù của lá rất giống hình trái tim, lá non có màu xanh lá mạ khi già chuyển màu xanh đậm.
- Hoa: Hoa hạnh phúc có màu hồng tím đẹp đến lạ thường. Loài hoa này khác với các loài hoa khác ở chỗ là khi hoa nở rộ toàn bộ các lớp lá từ non đến già đều rụng hết. Khi đó cây hạnh phúc trở thành một chuỗi, tràng hoa khổng lồ phô diễn được hết sắc đẹp của mình, điều đó làm thu hút được mọi ánh nhìn vào cây.
- Quả: Sau khi những cánh hoa rụng cũng là lúc kết quả, nhưng ít người nhìn thấy chi tiết quả hạnh phúc, chỉ biết rằng quả cũng giống hình quả đậu.
III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Hạnh phúc
1. Ý nghĩa
Cái tên hạnh phúc từ lâu đã bao hàm hết ý nghĩa của cây. Trồng cây trong nhà sẽ luôn mang lại sự ngọt ngào, sâu đậm, tình cảm vợ chồng khăng khít, con cháu luôn hòa thuận. Để mỗi khi một ai đó trong gia đình phải rời xa nơi mình sinh ra sẽ luôn muốn quay về. Cây hạnh phúc mang ý nghĩa cao đẹp là thế, mỗi khi nhắc đến loài cây này trong lòng mỗi người sẽ cảm thấy bình yên, hạnh phúc.
2. Tác dụng
- Tác dụng trong trang trí, làm cảnh:
Cây hạnh phúc có thân to, cành tán rộng nên thường được trồng dọc theo vỉa hè đường phố, công viên, quanh bờ hồ hoặc sân vườn biệt thự, các khu nghỉ dưỡng. Để tạo bóng mát hơn nữa là để khách du lịch chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ lạ của loài hoa này.
Cây hạnh phúc kiểng còn được trồng trong các nhà vườn, nhà cao tầng có ban công, sảnh sân bay, sảnh khách sạn, quán cà phê hoặc những nơi đông người qua lại. Hay những nơi có không gian nhỏ hơn như bàn làm việc, bàn học, phòng ngủ để tạo không khí thoáng mát cho nơi được đặt cây.
- Tác dụng khác:
Cây hạnh phúc cũng được dùng để làm quà tặng sinh nhật cho người yêu, quà tặng kỉ niệm ngày cưới, họp mặt gia đình, quà khai trương, chúc thọ…
Ngoài ra, hoa của cây hạnh phúc còn được chế biến ra những món ăn rất lạ và hấp dẫn như: kem, nấu canh, xào, súp, salad. Gỗ cây hạnh phúc cũng được ứng dụng nhiều trong nghề mộc, xây dựng.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh phúc
1. Cách trồng cây
Phương pháp nhân giống cây hạnh phúc là bằng hạt, ghép cành và chiết cành. Dưới đây là hướng dẫn cách trồng cây con đã ghép cành.
- Chọn giống:
Chọn cây ghép cao khoảng 50 – 60cm, cây không bị tổn thương ở phần thân và chồi mầm, rễ màu vàng nhạt hoặc trắng, lá xanh tốt là đủ điều kiện trồng.
- Đất trồng:
Cây hạnh phúc có thể trồng được trên nhiều loại đất, tuy nhiên để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất nên trồng là loại đất thịt pha cát giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt.
Phải xử lý đất bằng vôi bột để khử mầm bệnh trong đất trước khi trồng, sau đó cuốc hố với kích thước 30 x 30cm rồi lót hỗn hợp phân chuồng có thể dùng phân bò hoặc phân gà với trấu mục lót trước khi trồng khoảng 15 ngày.
- Cách trồng:
Khi đã chọn được giống cây hạnh phúc và chuẩn bị sẵn đất, xé bỏ túi bầu, đặt cây ghép xuống hố rồi vùi đất nhẹ nhàng quanh bầu. Nên vùi đất trên mặt bầu khoảng 2 – 3cm, nếu vùi sâu quá rễ kém phát triển.
Tưới luôn nước ngay sau khi trồng để giữ ẩm cho đất, nếu trồng nơi có nắng nên dùng vật che chắn nắng trong mấy ngày đầu, khi cây phục hồi trở lại bỏ vật che chắn.
2. Cách chăm sóc cây
Cần tưới nước thường xuyên cho cây hạnh phúc mỗi ngày một lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Thời tiết nồm ẩm không cần tưới và tưới nhiều hơn khi thời tiết hanh khô. Để tiết kiệm công tưới nên dùng cỏ khô hoặc rơm rạ dải xung quanh gốc cây để đỡ tốn công cào cỏ gốc.
Cào xới cỏ thường xuyên cho cây hạnh phúc để cân bằng dinh dưỡng, sau mỗi đợt cào cỏ nên bón phân thúc để rễ cây hút được hết lượng phân vừa bón. Đồng thời vun lấp phân tránh bị rửa trôi.
Cây hạnh phúc không phải là cây ăn quả nên chỉ cần bón phân thường dùng cho cây cảnh. Có thể dùng phân Văn Điển hoặc NPK Lâm Thao, bón ít nhất 2 lần/năm. Ngoài ra, có thể bón thêm phân chuồng 1 lần/năm để có chất hữu cơ giúp hoa nở đồng đều hơn.
Nên tỉa bỏ cành tăm, cành gốc thiếu ánh sáng, vặt bớt lá gốc và lá ngọn nếu quá rậm rạp có thể làm ổ chứa sâu bệnh.
Cây hạnh phúc kiểng là cây nội thất nên tránh dùng thuốc trừ sâu, chỉ nên bắt sâu bằng tay, lau lá cây khi lá bị bám bụi. Dùng khăn sạch, mềm lau lá tránh làm lá rách sẽ làm vi khuẩn xâm nhập và lây lan nhanh.
Cây hạnh phúc mang ý nghĩa thật cao đẹp và thiêng liêng về tình cảm gia đình đúng không ạ? Những ai đã và đang chuẩn bị xây tổ ấm hãy chọn cho mình cây hạnh phúc nhé, để khi mỗi khi ngắm cây là mỗi lúc tràn trề hạnh phúc.