I. Giới thiệu về cây Đậu tương
- Tên thường gọi: Cây đậu tương
- Tên gọi khác: Cây đỗ tương, đậu nành
- Tên khoa học: Glycine max
- Họ thực vật: Là loại cây họ Đậu – Fabaceae
- Nguồn gốc xuất xứ: Cây đạu tương là loài bản địa của Đông Á
- Màu sắc của hoa: Màu tím hoặc trắng
II. Đặc điểm của cây Đậu tương
- Kích thước: Chiều cao của cây trung bình từ 0,5 – 1,2 m.
- Rễ: Đậu tương là cây hai lá mầm có rễ cọc, rễ tập trung ở tầng đất mặt 30 – 40 cm, độ ăn lan khoảng 20 – 40 cm. Trên rễ có các nốt sần cố định đạm do vi khuẩn cộng sinh Rhizobium japonicum. Nốt sần hữu hiệu là nốt sần khi cắt ra có màu hồng.
- Thân: Thân cây đậu tương (đậu nành) có màu xanh hoặc tím ít phân cành, có từ 14 -15 lóng.
- Lá: Gồm có các dạng lá theo từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây: lá mầm, lá đơn và lá kép có 3 lá chét.
- Hoa: Hoa đậu tương thuộc hoa cánh bướm, mọc thành chùm trung bình mỗi chùm có từ 7 – 8 hoa, hoa có màu tím hoặc trắng. Hoa đậu tương ra nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả thấp 20-30%.
- Quả: Thuộc loại quả nang tự khai, số quả biến động từ 2 đến 20 quả ở mỗi chùm hoa và có thể đạt tới 400 quả trên một cây, mỗi quả trung bình có từ 2 – 3 hạt, có khi có 4 hạt. Quả mọc ra từ đốt cây đậu, những đốt ở phía gốc thường quả ít hoặc không có quả, từ đốt thứ 5-6 trở lên tỷ lệ đậu quả cao và quả chắc nhiều. Trên cành thường từ đốt 2-3 trở lên mới có quả ch ắc, những quả trên đầu cành thường lép nhiều.
- Hạt: Hạt có hình tròn, bầu dục, tròn dẹp; màu vàng, vàng xanh, nâu đen. Hạt to nhỏ khác nhau tuỳ theo giống. Rốn hạt của các giống khác nhau thì có màu sắc và hình dạng khác nhau, đây là một biểu hiện đặc trưng của các giống.
III. Tác dụng của cây Đậu tương
1. Giá trị ẩm thực
Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, okara,… đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc
2. Tác dụng với sức khỏe
Đậu tương là một trong những thực phẩm không chứa gluten và ít calo nên rất có lợi cho những người muốn giảm cân hoặc duy trì trọng lượng.
Ngoài ra, đậu tương còn không chứa cholesterol và là một nguồn tuyệt vời của protein, sắt, canxi nên rất tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đang theo chế độ ăn chay, đây sẽ là nguồn thực phẩm cung cấp protein rất quan trọng cho bạn. Nguồn protein trong đậu tương sẽ cung cấp các axit amin thiết yếu giống như ở thịt và sữa.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng việc tăng tiêu thụ các loại thực phẩm thực vật như đậu tương có thể giúp giảm nguy cơ béo phì và tỉ lệ tử vong, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và thúc đẩy một làn da, tóc khỏe mạnh, cũng như tăng năng lượng, giảm cân và ngăn ngừa ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,…
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Đậu tương
1. Cách trồng cây
- Đất trồng
- Chọn giống và trồng đậu tương
2. Cách chăm sóc cây