Phân bố: Cây cậy có ở Lào, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây thường được trồng ở một tỉnh trung du như Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, đế lấy quả ăn, đôi khi cũng gặp cây mọc tự nhiên trong các quần xã rừng.
II. Đặc điểm của cây
Cây nhỡ, thân có vỏ đen, cành non có lông. Lá mọc so le, hình trứng, gốc và đầu thuôn, mặt trên sẫm nhẵn, mặt dưới nhạt có lông. Hoa mọc ở kẽ lá, màu vàng, đực và cái riêng; hoa đực có 16 nhị dính nhau từng đôi; hoa cái có 8 nhị lép. bầu nhẵn trừ ở đỉnh, có 8 ô. Quả hình trứng, không cuống, đường kính 1-2cm, màu lục nhạt, đài tồn tại có mép gập lại.
Mùa hoa: tháng 4-6, mùa quả: tháng 7 – 9.
III. Ý nghĩa và tác dụng của cây
Quả cậy phơi khô được dùng để ăn và làm thuốc giải nhiệt, tiêu khát, chống phiền nhiệt bất an, trị táo bón, lỵ và thúc đẩy sự bài tiết.
Dùng ngoài, lá hoặc vỏ thân trị lở loét, chảy máu.
IV. Cách trồng và chăm sóc
Cậy thuộc loại cây gỗ nhỏ, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng.
Cây trồng ở vườn thường sinh trưởng phát triển nhanh, sau 5 – 6 năm bắt đầu có hoa quả.
Bên cạnh việc gieo giống từ hạt, chồi rễ cũng được sử dụng làm cây con để trồng.