Bơ loại quả có hương vị thơm ngon, mềm, béo ngậy và rất giàu dinh dưỡng có tác dụng đa dạng trong chế biến ẩm thực phù hợp với khẩu vị của mọi lứa tuổi. Cây bơ được du nhập vào nước ta cũng khá lâu đời, hiện nay cây được trồng rộng rãi trên cả nước nhằm phục vụ cho nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng trong nước và ngoài nước.
I. Giới thiệu về cây Bơ
- Tên thường gọi: Cây Bơ
- Tên khoa học: Persea americana
- Tên tiếng anh: Avocado tree
- Họ thực vật: Cây thuộc họ Lauraceae (họ Nguyệt quế)
- Nguồn gốc, xuất xứ: Là loại cây cận nhiệt đới có nguồn gốc từ Nam mỹ (tỉnh Puebla của Mexico) và Trung Mỹ
- Tuổi thọ: Là cây sống lâu năm trên 30 năm
- Phân bố: Cây được trồng ở hầu hết các vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây bơ được trồng nhiều nhất là khu vực Tây Nguyên như: Đắc Lắc, Lâm Đồng rồi mở rộng vào phía Nam rồi và nhân giống ra phía Bắc.
- Bao gồm các loại cây: Có rất nhiều giống cây bơ như giống Bơ Booth, bơ Sáp…

II. Đặc điểm của cây Bơ
- Hình dáng bên ngoài: Cây bơ là cây thân gỗ vừa và nhỏ, tán lá to xòe rộng tạo bóng mát rất tốt.
- Kích thước: Cây già tuổi có chiều cao trên 20m, đường kính thân cây khoảng 30 – 40cm, bán kính tán rộng trên 3m.
- Cành: Cành cây bơ có hai loại cành chính là cành quả và cành vượt. Cành quả là những cành nằm ngang là nơi ra hơ kết quả. Cành vượt là những cành nằm ở phía trên cành quả theo phương thẳng đứng có nhiệm vụ giúp phát triển chiều cao của cây, cành này thường không ra hoa.
- Lá: Lá bơ to bản, dày màu xanh đậm có rất nhiều hình dạng khác nhau như: hình elip, hình bầu dục, hình trứng, hình mũi mác, …Chiều dài lá thường đạt 10- 30cm, đối với lá thuộc chủng mexico khi vò lá sẽ có mùi hôi. Lúc con non lá thường có lông mịn, màu đỏ hoặc màu đồng. Đến khi lá trường thành sẽ có màu xanh láng và dài, gân lá rõ ràng.
- Hoa: Hoa bơ thường nở theo chùm từ kẽ lá rải rác quanh năm màu vàng – xanh to từ 10 – 15mm. Hiện nay người trồng bơ đã có kinh nghiệm làm cho cây bơ nở hoa đồng loạt giúp dễ chăm sóc và hiệu quả kinh tế cao.
- Quả:
- Hình dáng của quả bơ thường phụ thuộc vào giống bơ, có rất nhiều các giống bơ như: bơ tứ quý có hình quả lê, bơ trái mùa có hình dài, giống bơ booth có hình tròn, thuôn,…
-
- Vỏ quả bơ thường nhẵn hoặc có loại sần sùi như da cóc và có sự thay đổi màu sắc từ khi đậu quả đến khi chín, thông thường sẽ có màu xanh sáng, xanh nhạt khi chín sẽ có màu vàng xanh đến tím sẫm.
- Cùi thịt quả bơ thường có màu vàng kem đối với bơ nước và màu vàng bơ đối với bơ sáp.
- Bên trong cùi thịt của quả bơ là hạt, hạt bơ có hình tròn hoặc hình trứng dài tùy thuộc vào hình dáng quả. Hạt bơ thường có 2 lớp vỏ lụa bao bọc, với hai tử diệp hình bán cầu, giữa hai tử diệp có 1 phôi hạt nằm ở phía cuống quả

III. Tác dụng của cây Bơ
1. Giá trị dinh dưỡng
Bơ là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng như: nước (chiếm khoảng 70%), đường (khoảng 0,7%), chất béo ở dạng bão hòa đơn và bão hòa đa (khoảng 15%), chất xơ (6,7%), Omega3 và 6, vitamin và chất khoáng….
- Chất đường trong quả bơ chiếm lượng rất nhỏ nên không làm thay đổi lượng đường trong máu. Do đó, đây là thực phẩm tốt cho người bệnh Đái tháo đường.
- Chất béo trong bơ chủ yếu là axit oleic, đây là thành phần chính của dầu Oliu được dùng nhiều trong ẩm thực, làm đẹp.
- Chất xơ cũng chỉ ở dạng thấp nên là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn kiêng cho người béo phì và có lợi cho sức khỏe. Giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn bổ sung thêm lợi khuẩn trong đường ruột.
- Vitamin trong bơ có chứa vitamin B6, E, K, C đóng vai trò rất quan trọng việc chuyển đổi năng lượng trong cơ thể, chống oxy hóa, làm đẹp da. Vitamin K ngăn ngừa tình trạng đông máu ở trẻ sơ sinh, phòng xuất huyết.
- Chất khoáng gồm: Sắt B9 (Folate) rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Kali: là khoáng chất thiết yếu, có lợi cho việc kiểm soát huyết áp và sức khỏe tim mạch.

2. Giá trị trong ẩm thực
Quả bơ chín khi ăn có vị béo thơm ngon mang lại giá trị dinh dưỡng cao và được chế biến thành nhiều món ăn vặt rất phổ biến như:
- Dùng để ăn tươi
- Làm kem bơ
- Làm sinh tố bơ: Sinh tố bơ là loại đồ uống rất được ưa chuộng vì độ thơm ngon, béo ngậy vốn có từ bơ và sữa. Chỉ với vài bạn đã có món sinh tố bơ ngon tuyệt dành cho người thân của bạn.
- Làm Salad bơ: Bơ gọt vỏ, bổ bóc hạt, thái lát mỏng và trộn với các loại rau thơm và gia vị tạo nên một món ăn bổ mát vào mùa hè.
3. Các giá trị khác
- Ăn nhiều bơ có khả năng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giúp kiểm soát cân nặng, chống lão hóa da và giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Đồng thời, thịt quả bơ chín cũng như bột quả bơ cũng được sử dụng để giảm mỡ máu và tăng cường sinh lý.
- Bên cạnh đó, vỏ quả bơ cũng được sử dụng để tẩy giun.
- Ăn thức ăn có chứa bơ hàng ngày giúp mắt khỏe, sáng, tóc phát triển tốt, làm đẹp da và tóc..
- Ăn hạt bơ đã rang chín giúp giảm tình trạng tiêu chảy, nước sắc hạt bơ giúp lợi tiểu, chống nhiễm trùng
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Bơ
1. Cách trồng cây bơ
- Nhân giống và chọn giống cây bơ
Thường áp dụng hai nhân giống là cách ghép mắt và ghép cành, nếu ghép cành thì cành ghép thường là cành có ngọn còn ghép mắt là lấy mắt chồi để ghép.
Nên chọn những giống cây bơ kháng bệnh tốt, hiện nay có rất nhiều giống bơ trong nước như: Bơ Sáp Xanh 034, Bơ Sáp Mã Dương, Bơ Sáp Xanh HP. Ngoài ra còn một số giống bơ nhập ngoại như: Hass, Fuerte, Ettinger, Reed, Booth…cây khỏe và quả có chất lượng tốt.

- Đất trồng và cách trồng cây bơ
Cây bơ không kén chọn đất nên trồng được ở khắp vùng miền, nhưng để cây sinh trưởng tốt nhất nên trồng ở vùng đất đỏ Bazan khô, tơi xốp, và thoát nước tốt. Độ pH của đất thích hợp từ 5 – 7 là, nếu cây còn nhỏ có thể trồng xen canh cây họ đậu ngắn ngày để giữ ẩm cho đất và ngăn chặn cỏ dại mọc.
Đất trồng phải sạch sẽ, không bị nhiễm độc thuốc trừ cỏ, nếu là đất bằng phẳng phải được cày bừa cho tơi xốp. Nếu canh tác ở những vùng đất dốc thì cần phải thiết kế đường băng để hạn chế xói mòn đất..
Nếu đất trồng bơ đã qua canh tác, phải rắc vôi bột khử trùng mầm bệnh trong đất để ủ khoảng 1 – 2 tháng mới tiến hành lót phân trồng.
Hố trồng cây bơ phải có kích thước tối thiểu là 30 – 30 x 30cm, mỗi hố cần bón lót khoảng 3- 5kg phân chuồng hoai mục, 0,5kg phân Lân trước trước khi trồng.
Khi trồng xé bầu nilon nhẹ nhàng và đặt vào hố đã đào sẵn. Nén nhẹ xung quanh bầu đất để cố định bầu và cắm cọc tre buộc dây cho cây đứng thẳng. Không nên trồng cây quá sâu làm cây bị nghẹt rễ lâu hồi phục, chỉ lấp đất mặt bầu ngang với mặt đất là đủ.
- Thời vụ trồng và mật độ trồng
Đối với miền Bắc có thể trồng cây bơ từ tháng 2 – 8, đối với vùng có khí hậu nóng nên trồng vào đầu mùa mưa để đón những giọt mưa quý giá để tưới cây. Nếu trồng vào mùa khô, phải đảm bảo nguồn nước tưới đầy đủ cho cây.
Mật độ trồng cây bơ thích hợp là cây x cây khoảng 6m, hàng x hàng là 7m. Có thể trồng xen cây rau màu ngắn ngày để tạo nguồn ẩm tự nhiên và tránh cỏ mọc. Nếu không trồng rau màu có thể xen canh cây cà phê để tăng giá trị kinh tế trên một diện tích đất trồng nhưng mật độ trồng cây bơ phải thưa hơn là khoảng 8m/ 1 cây..
2. Cách chăm sóc cây bơ
- Nước tưới
Sau khi trồng xong cần tưới nước cho cây bơ luôn và duy trì lượng nước tưới sau khi trồng đến 2 tháng tiếp theo. Nên tưới mỗi ngày một lần tùy vào độ ẩm của đất sẽ giúp cây phát triển tốt nhất.
Sang năm thứ 2 trở đi lúc này cây đã phát triển mạnh, bộ rễ đã ăn sâu vào đất nhưng vẫn cần phải bổ sung đất trong mùa khô, thời kỳ ra hoa tạo quả.

- Bón phân
Sau khi trồng khoảng 7 – 10 ngày, nên tưới các loại phân bón kích thích ra rễ, giúp bộ rễ khỏe hấp thụ dinh dưỡng tốt. Tưới nhắc lại lần 2 và lần 3 sau 15 – 20 ngày sau đó.
Tùy vào số tuổi của cây bơ mà tiến hành bón phân cho cây theo từng đợt trong năm
-
- Năm đầu: Sử dụng phân NPK Trâu vàng, sông Gianh, Super lân…để bón 100g phân / 1 cây, bón ít nhất 3 lần trong năm.
- Năm thứ 2: Vân chỉ bón loại phân NPK tuy nhiên tăng lượng phân bón lên 200 – 300gr / 1 lần bón và nên bón 4 lần bón cho cây. Tránh bón vào ngày nắng gắt sẽ làm bốc hơi lượng phân bón, nên tưới đất trước khi bón phân và tưới lại ngay sau đó để cây hấp thụ hết lượng phân bón.
- Năm thứ 3 trở đi: Lúc này cây đã phát triển hoàn thiện, cần bón cho cây làm 4 đợt mỗi đợt tăng lên 1kg phân NPK.
- Khi cây bơ bắt đầu bói quả, phải bón thêm các loại phân trung lượng, vi lượng và phân chuồng để tạo độ tơi xốp cho đất.
- Cắt tỉa và tạo tán cho cây bơ
Thường xuyên cắt tỉa lá già, cành tăm, cành khuất tán, cành không có khả năng nuôi hoa và quả, bấm ngọn để cây không bị cao quá và giúp giảm gánh nặng cho cây. Khi cây cao 1,5m cần bấm ngọn chính để hãm chiều cao và để cây phân ra cành ngang.
Quả bơ có rất nhiều giá trị đối với sức khỏe con người, từ việc tạo ra những món ăn vặt ngon đến việc làm đẹp, giảm cân cho phụ nữ nói chung và những người béo phì nói riêng. Do đó, nên ăn các sản phẩm từ quả bơ mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.