I. Giới thiệu về cây Bạch đàn
- Tên thường gọi: Cây bạch đàn
- Tên gọi khác: Cây khuynh diệp
- Tên khoa học: Eucalyptus
- Họ thực vật: Trong họ Myrtus, Myrtaceae
- Nguồn gốc xuất xứ: Bạch đàn có xuất xứ từ Úc và được trồng rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
- Tuổi thọ: Sống lâu năm
- Màu sắc của hoa: Màu trắng
- Gồm các loại cây: Thường người ta chia bạch đàn thành 2 loại là bạch đàn lấy gỗ và bạch đàn lấy tinh dầu. Hoặc cũng có thể chia theo màu sắc thân cây : bạch đàn trắng, bạch đàn đỏ và bạch đàn cầu vồng.
II. Đặc điểm của cây Bạch đàn
- Hình dáng bên ngoài: Bạch đàn là cây gỗ to, vỏ mềm và mỏng, có màu nâu, khi vỏ bong ra thì để lộ vỏ thân màu sáng. Thân thẳng đứng.
- Kích thước: Cây bạch đàn có thể cao đến 50m.
- Lá: Lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp. Lá già mọc so le phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non. Phiến lá có túi tiết tinh dầu.
Lá cây bạch đàn có hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm, cuống ngắn và hơi vặn, phiến lá dài và hẹp (ở loài E. exserta) giòn và rộng hơn (ở loài E. camaldulensis), rộng 1 – 5 cm, dài 8 – 18 cm. Hai mặt lá đều có màu xanh ve ít vàng nhạt, lác đác có nhiều chấm nhỏ màu vàng. Khi soi lá trước ánh sáng thấy rất nhiều túi tiết tinh dầu nhỏ li ti. Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa, gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá có mùi thơm mạnh đặc biệt
- Hoa: Hoa bạch đàn nhỏ màu trắng, mọc ở nách lá. Hoa có mùi thơm dễ chịu.
- Cành: Cành non có 4 cạnh, cành nhỏ và mềm.
- Quả: Quả hình chén nhỏ, màu xanh nhạt.
III. Tác dụng của cây Bạch đàn
- Trong xây dựng
Gỗ bạch đàn dùng làm cột chống trong xây dựng, cột chống dàn giáo, cốp pha. Trong xây dựng thì cây bạch đàn thường được gọi là cừ bạch đàn. Loại này có thể khai thác sau 5-7 năm trồng.
- Trong công nghiệp
Làm nguyên liệu chế biết bột giấy hay ván ép vì bạch đàn là loại gỗ mềm. Đối với những cây có tuổi đời cao, đường kính thân lớn thì được sử dụng đa năng hơn. Gỗ bạch đàn loại này có thể phục vụ trong đóng đồ mộc như bàn, ghế, giường tủ….
- Trong y học
Trên thân cây bạch đàn từ lá đến thân đều có thể sử dụng để làm thuốc quý. Trong đó đặc biệt là thân cây cho chất gôm và là chứa tinh dầu.
Lá bạch đàn cũng là một vị thuốc dân gian. Một số công dụng của lá bạch đàn như: điều trị ho, thông đờm, điều trị đau nhức xương, ngứa ngoài da, đau nhức xương khớp, trị hôi nách,…
- Trong lĩnh vực khác
Ngoài ra gỗ bạch đàn còn có thể làm củi đốt. Bạch đàn có thể chịu đựng điều kiện khắc nghiệt nên được trồng ven biển. Ven sông giúp chống xâm ngập mặn, chắn gió, cát, được xem như bức tường thiên nhiên vững chắc.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Bạch đàn
1. Cách trồng cây
- Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
- Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
- Phân Bón Lót:
- Kỹ Thuật Trồng Cây Bạch Đàn:
2. Cách chăm sóc cây
Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.