Các loại cây cảnh có tác dụng làm thuốc chữa bệnh cần biết

Có những cây cảnh giúp làm xanh, làm đẹp cho ngôi nhà của bạn, có loại lại được dùng để bổ sung thêm cho hương vị cho món ăn, lại có nhiều cây cảnh có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những loại cây cảnh có tác dụng làm thuốc chữa bệnh qua bài viết sau đây nhé.

1. Cây lô hội

Cây lô hội hay còn có tên gọi khác là cây nha đam, là loại cây sống lâu năm, không có cuống, lá mọc từ gốc lên, mọng nước và có màu xanh lục. Trên lá sẽ có răng cưa thô.

Trong y học cổ truyền, cây lô hội được đánh giá là có tính mát, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và sát khuẩn rất tốt.

Người ta thường dùng lô hội để nấu nước uống, nấu chè ăn cho mát hoặc ăn cùng sữa chua. Không chỉ vậy, lô hội còn có tác dụng làm đẹp, cung cấp độ ẩm cho da hay giúp làm dịu da,…

Ngoài ra, cây lô hội còn rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh như chóng mặt, nóng trong, giúp nhuận tràng, trị bỏng, viêm dạ dày,…

2. Cây bạc hà

Bạc hà là loại cây gia vị được sử dụng khá phổ biến trong các bữa ăn của người Việt Nam. Không chỉ vậy, tinh dầu có trong lá bạc hà còn có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng vô cùng hiệu quả. Do đó, ngày nay nhiều gia đình yêu thích trồng loại cây này trong nhà vừa để trang trí vừa để dùng trong nấu ăn, chống muỗi.

Bên cạnh đó, cây bạc hà cũng được biết đến là loại cây có tác dụng chữa bệnh hiệu quả như: có thể trị cảm cúm, đầy hơi chướng bụng hay nấc cục, hỗ trợ tiêu hóa,… Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, ngừa nấm rất tốt.

Bạc hà là giống cây dễ trồng, dễ chăm sóc, thích ứng với nhiều loại đất khác nhau, do đó khi trồng không mất nhiều công sức. Hãy lựa chọn ngay một chậu cây bạc nhỏ xinh xắn đặt trong gian bếp, tủ kệ hay trong khuôn viên nhà để vừa làm cảnh lại vừa luôn sẵn có gia vị và vị thuốc quý để sử dụng khi cần nhé.

3. Cây đinh lăng

Đinh lăng được ví như là cây nhân sâm của người nghèo bởi giá trị và tác dụng chữa bệnh tuyệt vời mà loại cây này mang lại.

Đinh lăng thường được trồng làm cây cảnh trước nhà, trong vườn với mong muốn loại bỏ vận xấu, xua đuổi những điều không may mắn và mang lại tài lộc, phú quý cho gia chủ.

Không chỉ vậy, cây đinh lăng còn khá quen thuộc với nhiều người bởi lá của chúng thường được dùng ăn kèm với các món gỏi cá như một loại rau sống rất ngon miệng.

Theo y học cổ truyền, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh được. Nếu rễ cây có tính mát, hơi đắng giúp bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch thì lá có thể chữa các bệnh ho ra máu, kiết lỵ, dị ứng,…

4. Cây xô thơm

Xô thơm có tên tiếng Anh là Sage, thuộc họ húng, có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và thường được trồng nhiều tại các nước Nam Mỹ. Cây xô thơm được sử dụng nhiều trong việc chế biến các món ăn, làm bánh,…

Bên cạnh đó, thân, lá và hoa của cây xô thơm đều có khả năng chữa bệnh. Loài cây này giúp cân bằng cơ thể, cân bằng các vấn đề về dạ dày, cải thiện trí nhớ, chữa đau răng, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng mũi, phổi, cổ họng và có khả năng sát trùng, giúp chữa lành các vết thương ngay lập tức.

5. Cây sống đời

Cây sống đời còn có tên gọi khác là cây lá bỏng, là loại cây sống lâu năm, được trồng làm cảnh rất nhiều bởi vẻ ngoài xinh xắn với đa dạng màu sắc hoa như đỏ, trắng, vàng,…

Trong Đông y, cây có tính mát, hơi chua và có tác dụng chữa hiệu quả một số bệnh hay gặp như bỏng, chảy máu cam, bầm tím chân tay, viêm họng,…

6. Cây quất

Cây quất là cây cảnh, cây ăn quả rất quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Đây còn là loại cây không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Cây quất tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy, viên mãn và hạnh phúc cho mọi người khi một năm mới sắp đến.

Tất cả các bộ phận của cây quất từ rễ, lá, hạt, quả đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Nổi bật là quả quất thường được dùng để chữa bệnh ho và các bệnh liên quan đến tiêu hóa rất hiệu quả,…

Ngoài ra, quất còn là nguyên liệu để chế biến ra rất nhiều món ăn ngon như là chân gà ngâm sả tắc, trà quất mật ong, mứt quất,…

7. Cây dương xỉ

Dương xỉ vốn là loại cây cảnh có khả năng thanh lọc không khí rất hiệu quả nhờ tác dụng loại bỏ được các chất độc hại có trong không khí như: toluene, xylem, Aldehyde formic,…Từ đó mang lại cho không gian sống của bạn trong lành hơn, xanh mát hơn và cơ thể được khỏe mạnh hơn.

Không chỉ vậy, nếu gần nơi bạn sinh sống nước bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến đất trồng thì có thể trồng nhiều cây dương xỉ ở xung quanh bởi chúng có thể hấp thụ hàm lượng asen trong đất, từ đó xử lý nước thải và lọc nước hiệu quả.

Một chậu cây dương xỉ không chỉ giúp tô điểm cho ngôi nhà của bạn với rất nhiều những công dụng ở trên, mà chúng còn được coi là vị thuốc quý khi có thể dùng để tạo ra thuốc trị bong gân, tiêu chảy, cầm máu, thận hư,…

8. Cây xạ hương

Xạ hương là loại cây thơm được dùng như gia vị trong nấu ăn, đồng thời chúng còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người.

Cây xạ hương được đánh giá là loại kháng sinh tự nhiên có thể dùng làm chất khử trùng hiệu quả, giúp mau lành vết thương, vết xước, trầy da,… Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng chống buồn nôn, giúp tiêu hóa dễ dàng, chữa phong tê thấp, chuột rút, ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp,…

9. Cây oải hương

Cây oải hương nổi bật với màu hoa tím biếc đẹp mắt cùng hương thơm đặc trưng không thể nhầm lẫn với các loại hoa khác. Mùi thơm của hoa oải hương có thể giúp người gửi cảm thấy thoải mái, thư giãn sau những mệt mỏi, áp lực.

Công dụng chính của hoa oải hương được nhiều người biết đến đó là dùng để làm nước hoa, sáp thơm, nến thơm, ướp hương,…

Ngoài ra, cây oải hương còn có tác dụng chữa bệnh mà ít người biết như giúp chữa bệnh mất ngủ, trầm cảm, ngứa, sưng tấy da hay tác dụng kháng khuẩn và vi rút rất tốt,…

10. Cây hoa hòe

Trong Đông y, nụ hoa hòe có mùi thơm, tính bình còn quả có tính mát. Cả hoa và quả đều được dùng để cầm máu, giúp bổ não, sáng mát rất hiệu quả.

Ngoài ra, nụ hoa hòe còn có tác dụng chữa xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, trĩ chảy máu, đau mắt, cao huyết áp, phòng ngừa đứt mạch máu não, đau đầu choáng váng, ngón tay hơi tê, đầu óc căng thẳng, thần kinh suy nhược, mắt đau, khó ngủ,…

5/5 - (4 bình chọn)