Các loại cây cảnh có độc nên biết để tránh tiếp xúc

Không thể phủ nhận ý nghĩa của cây xanh đối với đời sống con người trong thời đại ngày nay. Trồng một vài loại cây nhỏ tại nhà hay nơi làm việc là sở thích của nhiều người. Cây không chỉ giúp thanh lọc không khí, giúp trang trí không gian thêm sinh động mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành.

Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó. Một số cây cảnh có độc và có hại cho sức khỏe con người. Sau đây là những loại cây có độc cần cân nhắc kỹ trước khi trồng.

1. Cây trúc đào

Trúc đào là loại cây công trình rất được ưa chuộng hiện nay, chúng được trồng nhiều ở những nơi công cộng, công viên, đường phố,… Tuy nhiên đây lại là một trong những loại cây cảnh có độc không nên trồng trong nhà.

Tên khoa học của cây trúc đào là Nerium oleander, là loại cây có chứa các chất độc Oleandrin, Neriin trong thân cây. Khi vô tình chạm hoặc nuốt phải cây trúc đào, người đó có thể bị ngộ độc. Trường hợp nhẹ thì sẽ bị buồn nôn, tiêu chảy hay nhịp tim rối loạn, còn nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê, mất kiểm soát, thậm chí gây tử vong.

Theo các báo cáo trên thế giới, có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị ngộ độc khi tiếp xúc với mủ của cây trúc đào. Do đó, hãy tránh xa và loại bỏ tên loại cây này nếu muốn trồng trong nhà nhé.

2. Vạn niên thanh

Vạn niên thanh là cây có tuổi thọ dài, sống lâu năm và luôn xanh tốt. Đây cũng được coi là loại cây mang ý nghĩa phong thủy tốt khi được nhiều gia đình ưa chuộng trồng vào dịp tết với mong muốn cầu những điều như ý, tốt đẹp, viên mãn, trường thọ cho cả gia đình.

Bên cạnh ý nghĩa tốt đẹp, vạn niên thanh còn được yêu thích nhờ khả năng thích nghi tốt và phát triển mạnh mẽ dù được trồng ở điều kiện khắc nghiệt. Cây luôn cho lá tươi xanh với hình dáng đẹp mắt.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến những độc tố có trong loại cây này. Do chữ các tinh thể oxalat canxi trong tế bào thực vật nên nếu không may nhai phải lá của cây vạn niên thanh thì sẽ xảy ra các tình trạng nôn mửa, đau rát, ngứa ngáy hay sùi bọt mép.

Đã có nhiều người do tiếp xúc với lá mà bị viêm da nhẹ, hay bị ngứa họng, khó nói, tê lưỡi,… do ăn nhầm lá cây này.

Chính vì những lý do trên, những gia đình có con nhỏ không nên trồng loại cây này trong nhà vì rất dễ khiến các bé bị ngộ độc do bản tính tò mò, chưa đủ nhận thức.

Xem thêm:  Cây Cỏ Lạc

Trường hợp nếu bạn hoặc người thân, bạn bè không may ngứa do dính nhựa cây thì cần hơ nóng chỗ bị dính, tránh gãi để bị lan rộng. Nếu bị dính nhựa ở mắt, miếng thì hãy nhanh chóng dùng nước ấm rửa và súc miệng, rồi dùng máy sấy để làm ấm vị trí đó nhé.

3. Cây Kim Tiền

Dù là cây cảnh được nhiều người yêu thích, hay được trồng trong nhà, trước cửa, tiền sảnh,… nhưng kim tiền lại được phát hiện có chứa rất nhiều canxi oxalat ở trong thân và lá cây.

Chất này giúp cây kim tiền có tác dụng loại bỏ khí độc có trong không khí, nhưng nếu không may ăn phải sẽ dẫn đến ngộ độc. Biểu hiện thường thấy khi lỡ ăn phải lá cây kim tiền đỏ mặt, gây kích ứng da, lở loét miệng,…

4. Hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu thu hút và đốn tim rất nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ bởi vẻ ngoài độc đáo của nó cùng màu sắc đa dạng.

Hoa cẩm tú cầu có tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Loại hoa này mọc thành từng chùm tròn to trên cành, thường dùng để trang trí hoa cưới, tiệc cưới,… rất đẹp mắt.

Mặc dù đẹp là vậy, nhưng trong lá và củ của loại hoa này có chứa Hydragin-cyanogenic glycoside – là một loại chất có thể gây nôn mửa, tiêu chảy và khó thở ở người, do đó khi trồng cần đặc biệt lưu ý và cẩn thận.

5. Cây xương rồng bát tiên

Cây xương rồng bát tiên còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây thủy tiên, cây hoa mã đề và có tên khoa học là Euphorbia milii poses..

Loại cây này không chỉ đa dạng về chủng loại mà còn có mang nhiều màu sắc khác nhau như: đỏ, hồng, vàng, xanh, tím,… Cây cho hoa đẹp, bền, lại ưa sáng, dễ trồng, do đó được yêu thích trồng làm cảnh hoặc trồng hàng rào để tô điểm cho không gian.

Dù đẹp là vậy nhưng cây xương rồng bát tiên lại có gai và nhựa mủ trên thân, do đó khi trồng cần hết sức lưu ý đặt xa nơi thường xuyên có người qua lại hay tiếp xúc gần. Bởi gai của loại cây này có thể làm trầy xước da, chảy máu nếu không chú ý, còn nhựa cây có thể khiến bị bỏng.

Nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn cần trồng cây tránh những nơi các bé thường hoạt động, vui chơi. Khi chăm sóc cây cần đeo găng tay dày và rửa tay ngay khi bị dính nhựa nhé.

6. Hoa Đỗ quyên

Cây đỗ quyên có tên khoa học là Rhododendron mysidentale. Là loại cây cảnh được trồng nhiều ở các công viên, trồng viền, hàng rào, trên đường phố,…

Tuy nhiên đây lại là giống cây có chứa độc tố Andromedotoxin và Arbutin glucoside ở tất cả các bộ phận. Các độc tố này sẽ khiến người không may bị ngộ độc bị nôn mửa, chóng mặt, khó thở, không giữ được thăng bằng,…

Xem thêm:  Cây Bách Thủy tiên

7. Cây hồng môn

Hồng môn có tên khoa học là Anthurium andraeanum và còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: môn hồng, buồm đỏ, vĩ hoa tròn,…

Đây là loại cây có tuổi thọ cao, mọc bụi, thân ngắn, lá hình tim màu xanh đậm dài từ 18 – 30cm. Cuống lá có thể dài đến 30 – 40cm. Cây cho hoa thuộc loại lưỡng tính, màu đỏ ngọc bích và có dạng hình tim đẹp mắt.

Mặc dù lá của cây hồng môn có khả năng thanh lọc các chất độc hại như: amoniac, toluen,… nhưng thân cây lại chứa tinh thể canxi oxalat và chất độc saponin. Nếu trong nhà có trẻ nhỏ không may bị hoa và lá của hồng môn dính vào da sẽ bị lên mụn nước, mẩn ngứa,… hoặc ăn phải thì sẽ gây rát họng, ruột và dạ dày,…

Chính vì thế, bạn cần phải hết sức chú ý nếu trồng loại cây này trong nhà. Cần phải để tránh xa tầm với của trẻ con và nếu có lá và hoa rụng cần nhanh chóng dọn dẹp.

8. Cây trầu bà

Một chậu cây trầu bà sẽ khiến không gian trồng từ ban công, cửa sổ, phòng khách,… thêm tinh tế, xanh mát và thư giãn hơn rất nhiều bởi vẻ đẹp mềm mại mà chúng mang lại. Bên cạnh đó, loại cây này còn dễ trồng, dễ chăm sóc, phát triển nhanh nên càng được nhiều gia đình yêu thích.

Nhưng cần lưu ý một điều là trong lá và thân của cây trầu bà có chất độc như vết kem châm, do đó, nếu không may ăn phải, đặc biệt là các bé thì sẽ dẫn đến triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau rát niêm mạc miệng.

9. Cây lưỡi hổ

Không chỉ có dáng vẻ thanh thoát cùng công dụng thanh lọc không khí vô cùng hiệu quả, cây lưỡi hổ luôn là lựa chọn hàng đầu với những ai yêu thích cây cảnh trồng trong nhà, phòng làm việc,…

Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ còn lại loại cây có tác dụng xua đuổi ma quỷ, tà ma, những điều không may mắn cho gia đình bạn, do đó, chúng ngày càng được ưa chuộng hơn.

Tuy nhiên, dù có rất nhiều những tác dụng tốt, cây lưỡi hổ vẫn được xếp vào danh sách những loại cây cảnh có độc. Bạn sẽ bị buồn nôn và kích ứng da nếu nhai phải lá cây lưỡi hổ. Bởi vậy, khi trồng cây lưỡi hổ cần chú ý để tránh bị ngộ độc nhé.

10. Cúc vạn thọ

Cúc vạn thọ là loại cây cảnh được nhiều gia đình yêu thích bởi ý nghĩa may mắn và vẻ đẹp mà chúng mang lại. Tên khoa học của cúc vạn thọ là Cycas Revuta Thunb và được trồng ở nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam,…

Theo nhiều báo cáo khoa học chỉ ra rằng, trong thân cây cúc vạn thọ có chất ancaloit có thể gây ung thư và trong hạt có chứa chất cycasin gây tình trạng ngộ độc ở trẻ em. Do đó, nếu trồng loại cây này để làm cảnh, trang trí cho gia đình thì cần tránh cho các bé tiếp xúc gần hoặc phải nhắc nhở nghiêm không được ăn lá cây.

Xem thêm:  Cây Hoa Đào

11. Chuỗi ngọc bi

Cây chuỗi ngọc bi hay còn gọi với cái tên sen đá chuỗi ngọc là loại cây cảnh rất đẹp với hình dáng lạ mắt, độc đáo, sẽ góp phần tô điểm cho không gian ngôi nhà bạn đẹp hơn, tinh tế hơn. Người ta thường đặt chậu cây chuỗi ngọc bi trên bàn ăn, bàn trà hay treo ở ban công, cửa sổ,…

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, trong loại cây này có chứa chất Glucosides gây hại cho con người. Trường hợp ăn nhầm phải cây này, sẽ xuất hiện các triệu chứng khó thở, tiêu chảy, thậm chí là ngạt thở, khó điều hòa nhịp tim và nguy hiểm đến tính mạng.

12. Cây trạng nguyên

Cây trạng nguyên được biết đến như biểu tượng cho sự đỗ đạt, thành công trong học tập, sự nghiệp cũng như mang lại nhiều may mắn trong cuộc sống nên thường được trồng trong nhà hay làm quà tặng cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp,…

Điểm nổi bật của cây trạng nguyên là sắc đỏ từ lá bắc vô cùng nổi bật, ở giữa là cụm hoa màu vàng nhỏ.

Dù đẹp và mang ý nghĩa tốt nhưng cây trạng nguyên lại có nhựa gây kích ứng da mà mắt. Không may ăn phải sẽ khiến người ta bị nôn mửa và tiêu chảy.

13. Cây thiết mộc lan

Rất nhiều gia đình trồng cây thiết mộc lan trong nhà bởi loại cây này mang ý nghĩa phong thủy tốt, giúp mang vượng khí cho ngôi nhà.

Tuy nhiên chúng lại chứa độc tố. Lá của cây thiết mộc lan có chứa hoạt chất làm tăng tiết nước bọt, do đó, nếu ăn phải lá cây thì con người sẽ bị rối loạn tiêu hóa, sốt nặng và nôn mửa,…

14. Cây thiên điểu

Với hình dạng bắt mắt, độc đáo cùng nhiều màu sắc, cây thiên điểu là loại cây mới nổi hiện nay và được nhiều gia đình lựa chọn trang trí cho ngôi nhà của mình. Bạn có thể trồng chúng ở ban công, trước hiên nhà hoặc cắm lọ trang trí bàn trà, bàn ăn,… đều rất đẹp và nổi bật.

Nhưng cả hạt và quả của cây thiên điểu lại chứa chất độc đường ruột. Nếu không may nuốt phải, bạn sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt.

Khi trồng cây cảnh trong nhà cần hết sức lưu ý, nhất là khi trong nhà có trẻ nhỏ, tránh tiếp xúc hoặc ăn phải. Nếu xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, nhanh chóng gây nôn để giảm thiểu lượng chất độc xâm nhập vào cơ thể và đưa đến bệnh viện gần nhất.

Hãy là người chơi cây cảnh thông minh và biết lựa chọn loại cây phù hợp để không những cây cảnh mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn mà còn an toàn với tất cả các thành viên nhé.

5/5 - (2 bình chọn)
Về Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.

Viết một bình luận